Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia thẩm định 2 di tích văn hóa tại Bình Phước

Thứ ba - 16/01/2018 14:37
Ngày 3/11, Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) do PGS.TS Tống Trung Tín - Nguyên Viện trưởng Viện khảo cổ học Việt Nam, Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước. Mục đích của buổi làm việc nhằm thẩm định hồ sơ Di tích đất đắp dạng thành tròn và Bộ Đàn đá được phát hiện, khai quật trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Các nhà khoa học đang xem và nghiên cứu Bộ Đàn đá tại Bảo tàng tỉnh
Các nhà khoa học đang xem và nghiên cứu Bộ Đàn đá tại Bảo tàng tỉnh

Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Tiến Dũng cùng lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), lãnh đạo Bảo tàng tỉnh.

Trước đó, Hội đồng thẩm định cùng các nhà khoa học, lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Bảo tàng tỉnh đã đi khảo sát thực tế một số địa điểm được phát hiện và khai quật hiện vật di tích đất đắp dạng hình tròn (một số nghiên cứu gọi là Thành trong) trên địa bàn tỉnh. Theo những tài liệu nghiên cứu trước thì đây là một dạng di tích cư trú có yếu tố phòng ngự trong không gian khép kín dạng hình tròn của các cộng đồng cư dân tiền sử. Các di tích có cấu trúc dạng tròn, với lối ra vào đối xứng như đã ghi nhận tại các di tích ở vùng cao của tỉnh Bình Phước, tỉnh Kampong Cham, Kratie (Campuchia). Có thể nói, đây chính là thành quả sáng tạo của các cộng đồng cư dân tiền sử cách đây từ 4.000 đến 3.000 năm. Vào năm 1959, học giả người pháp Louis Malleret đã công bố những nghiên cứu bước đầu loại hình di tích này với một bản đồ phân bố 18 địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam và Campuchia. Trong đó có 12 địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam. Qua quá trình khai quật, nghiên cứu, đến nay đã phát hiện được tổng số 52 địa điểm tại 9/11 huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước. Qua đó đã đào thám sát 9 di tích và khai quật nghiên cứu 2 di tích.

Vào năm 1996, tại xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) trong quá trình canh tác một người dân đã phát hiện 2 cụm Đàn đá nằm sâu dưới lòng đất hơn 1 mét với bộ 12 thanh và bộ 14 thanh. Sau khi phát hiện hiện vật, Sở VH-TT&DL đã phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu.

Các nhà khoa học đang xem và nghiên cứu Bộ Đàn đá tại Bảo tàng tỉnh
Các nhà khoa học đang xem và nghiên cứu Bộ Đàn đá tại Bảo tàng tỉnh

Thông qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định những giá trị tiêu biểu của 2 hiện vật, di sản trên. Các hiện vật, di sản đáp ứng các tiêu chí quy định đối với hiện vật quý hiếm, tiêu biểu công nhận bảo vật Quốc gia. Trên cơ sở đó, ngành chức năng chuyên môn của tỉnh đã tham mưu, lập hồ sơ gửi Bộ VH-TT&DL để thẩm định và công nhận di sản.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh sáng ngày 3/11, các nhà khoa học cho rằng Bình Phước là một trong những địa phương may mắn khi thừa hưởng những giá trị di sản, khảo cổ hiện vật quý giá. Đây là khu vực văn hóa lịch sử quan trọng, được hình thành và phát triển trong một quá trình xuyên suốt, tạo thành một phức hợp không gian văn hóa lịch sử quan trọng trong khu vực Đông Nam bộ nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Mặc dù các hiện vật được phát hiện và khai quật còn khá khiêm tốn, song trình độ chế tác rất tinh sảo và khá đồng bộ, điển hình như bộ Đàn đá. Tuy nhiên, bên cạnh đó, di sản, hiện vật còn nhiều bí ẩn và cần được bổ sung mộ số cơ sở khoa học để làm rõ thêm nhiều vấn đề. Ví dụ như đàn đá được chế tác tại chỗ hay là đưa từ nơi khác đến; loại hình, chức năng trong từng văn hóa; cần tham khảo một số đàn đá đã dược khai quật ở khu vực và các vùng trong cả nước, từ đó làm cơ sở để xác định niên đại của chúng…

Buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với các nhà khoa học trong Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia
Buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với các nhà khoa học trong Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia

Các nhà khoa học cho rằng, cơ quan tham mưu của tỉnh Bình Phước cần phối hợp với các nhà khoa học tiếp tục kiểm tra, sàng lọc lại những tư liệu hiện có và làm rõ thêm những vấn đề chưa rõ để làm cơ sở khoa học hoàn thiện các văn bản, thủ tục đúng theo các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định. Đối với di sản “Thành tròn” tỉnh Bình Phước cần có quy hoạch lộ trình nghiên cứu về giá trị, niên đại… Từ những kết quả nghiên cứu chọn ra một số, hay một nhóm tiêu biểu để đề nghị công nhận cấp Quốc gia.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Dũng đề nghị lãnh đạo Sở VH-TT&DL chỉ đạo các đơn vị chuyên môn liên quan phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học để tiếp làm rõ những vấn đề còn vướng mắc. Qua đó, bổ sung thêm những cơ sở khoa học, hoàn thiện thủ tục theo tiêu chuẩn di sản Quốc gia.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong rằng, các nhà khoa học trong Hội đồng quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Bình Phước trong việc phân loại, xếp loại, giám định, thẩm định các di vật cũng như vấn đề hoàn thiện các thủ tục để những di vật, di sản được công nhận đúng với tầm vóc của nó.

Tác giả bài viết: Văn Đoàn

Nguồn tin: KHOA HỌC THỜI ĐẠI ONLINE

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

171/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Lượt xem:261 | lượt tải:103

755/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước năm 2024, 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Lượt xem:236 | lượt tải:65

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:503 | lượt tải:83

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:813 | lượt tải:79

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:1407 | lượt tải:371
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ