GS TRẦN VĂN KHÊ NÓI VỀ BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN ĐỜN CA TÀI TỬ

Thứ hai - 09/07/2018 16:30

(Chinhphu.vn) – Sau khi được UNESCO nhìn nhận là một Di sản phi vật thể đại diện nhân loại, đờn ca tài tử không thể phát triển theo chiều hướng hiện nay. Các nghệ nhân, nhứt là những người cao niên phải được chánh quyền, các cơ quan hữu trách… chăm sóc để đem hết hiểu biết của mình truyền lại cho giới trẻ, các nghệ nhân phải được tôn vinh như một di sản quí.

http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/nguyenvanhuan/2014_01_26/2.jpg?maxwidth=460

GS.TS Trần Văn Khê

Nhạc tài tử được phát triển mạnh ở miền Nam một phần là nhờ có khá nhiều lò dạy được mở ra ở khắp lục tỉnh và Sài Gòn.

Vào thập kỷ 40 và 50 thế kỷ trước, các lò dạy mới bắt đầu phổ biến, nhất là tại Sài Gòn, do các nghệ sĩ từ tỉnh lên phụ trách. Những lò nổi tiếng thời bấy giờ như các lò của nghệ sĩ Chín Phàng (từ Long An), Hai Đậu (từ Tiểu Cần, Trà Vinh), Năm Lòng và Năm Được (từ Cần Giuộc).

Các lò lớn nhất, nhiều uy tín, và đào tạo nhiều danh ca, danh cầm nhất có thể kể đến là lò Văn Giỏi và Tấn Đạt. Các nghệ nhân nổi tiếng như Sáu Thới, Năm Xem, Ba Đồng, Út Lăng, Tư Huyện, Tư Tụi, Sáu Thoàn, Văn Vĩ, Mười Đờn, Năm Vinh, Ba Trung, Sáu Xiếu và Nguyễn Văn Thinh cũng có nhiều đóng góp cho việc phát triển nàỵ

Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương các tỉnh và huyện ở miền Nam đã cố gắng khôi phục lại các lớp dạy đờn ca tài tử cũng như tổ chức các liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh hoặc liên tỉnh. Ở hải ngoại cũng đã và đang có nhiều cố gắng khôi phục lại thể loại nhạc thính phòng này của Việt Nam; nhưng hầu hết vẫn còn rời rạc và thiếu sự bảo trợ về mặt tổ chức cũng như tài chánh...

Do chịu ảnh hưởng của sự du nhập nhạc Tây phương, các phương tiện thông tin hiện đại và một số nhận thức sai lạc của người dân về đờn ca tài tử nên thể loại nhạc thính phòng đặc sắc của Việt Nam này đang mất lần tính chính thống. Nhiều nơi đã thay đổi không gian thính phòng của đờn ca tài tử để diễn viên hòa nhạc và hòa ca trong không gian sân khấu - nơi mà người nghe và người diễn bị tách biệt. Nhiều chương trình nặng phần trình diễn, chú trọng nhiều đến phần ca hơn là hòa đàn. Thậm chí người ca hoặc người đàn còn học thuộc lòng các bài bản ký âm theo phương Tây một cách chi tiết; và do đó làm mất đi tính ứng tác, tính ngẫu hứng đặc trưng của nghệ thuật đờn ca tài tử truyền thống.

Mặc dầu về mặt thang âm điệu thức giữa âm nhạc cải lương và âm nhạc của đờn ca tài tử không có ranh giới rõ rệt, nhưng với cùng một làn điệu, cùng một bản đàn, lối ca và hòa tấu nhạc tài tử có một số khác biệt với lối ca và hòa tấu nhạc trên sân khấu cải lương. Do không bị hạn chế vào việc diễn xuất và kịch bản sân khấu, người nghệ sĩ của nhạc tài tử có nhiều thuận lợi hơn trong việc ứng tác và chơi ngẫu hứng.

Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nhạc đờn ca tài tử trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, ngày nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học ở trong và ngoài nước đang tìm cách sưu tầm và hệ thống hóa các bài bản của nhạc tài tử, nghiên cứu thang âm điệu thức, phương pháp ký âm… Một số nhạc sĩ cũng đang tìm cách sáng tác thêm các bài bản mới để góp phần vào số lượng bài bản đang thịnh hành hiện nay.

Từ lâu, Nhạc viện Hà Nội – Huế và TP.HCM đều có dạy âm nhạc truyền thống cả 3 miền theo phong cách ký âm phương Tây. Các sinh viên tuy biết qua âm nhạc cả 3 miền nhưng với cách dạy bài bản theo đô rê mi thì sinh viên chỉ biết được nét nhạc chính xác, nhưng khi gặp gỡ nghệ nhân đờn ca tài tử thì không biết cách phối khí tập thể tại chỗ và ngẫu hứng trong lúc biểu diễn.

Do đó, sinh viên Nhạc viện muốn sinh hoạt trong xã hội đều phải tìm nghệ nhân học riêng. Trong lúc nước nhà còn chìm trong khói lửa, bao nhiêu nghị lực đều để vào việc chống ngoại xâm, văn hóa bị chìm trong bóng tối, sau ba chục năm chiến tranh, số thanh niên biết đờn ca tài tử càng ít. Khi hòa bình lập lại các Sở Văn hóa Thông tin tuần tự tổ chức lại việc học đờn ca tài tử và nhiều nơi đã bắt đầu thành lập những câu lạc bộ, trong đó thành viên có dịp học đờn ca và biểu diễn.

Lâu dần, số câu lạc bộ tăng lên, những dàn đờn ca tài tử tập họp những người mộ điệu nhưng khi biểu diễn thì lại quá chú trọng về việc đờn đúng hơi đúng nhịp nhưng mỗi người tự đờn bè của mình mà không có tinh thần chơi đờn tài tử như xưa, không còn những câu buông, câu bắt, vào nhịp ra nhịp… người đờn chung trong một dàn nhạc như đối thoại với nhau mà tất cả ngồi đờn nét mặt nghiêm túc, để lúc dứt bản nhận được tràng pháo tay và đôi khi một phong bì, như vậy thì đờn tài tử trong giai đoạn phát triển gần đây đã mất chất tài tử mà biến thành một tiết mục biểu diễn trên sân khấu hoặc trong các đài phát thanh truyền hình thì đờn ca tài tử đã bị sân khấu hóa.

Các công ty du lịch cũng tạo ra những dàn nhạc tài tử để phục vụ du khách, phần lớn là người nước ngoài. Trong vòng 15 phút làm sao có thể biểu diễn đờn tài tử cho ra hồn, cho xuất thần được ? Khách đến nghe cũng không phải người đồng điệu, chỉ là một người xa lạ khám phá một lối nhạc mà họ chưa nghe bao giờ với một tính tò mò tìm hiểu thì việc tổ chức rất nhiều dàn nhạc như vậy chỉ nhắm vào số lượng, còn chất lượng càng kém đi rất nhiều.

Tôi cùng thông cảm hoàn cảnh khó khăn của những người chơi đờn ca tài tử. Trong xã hội ngày nay trước hết cũng phải lo cơm ăn áo mặc rồi mới tới việc phụng sự nghệ thuật.

Sau khi được UNESCO nhìn nhận là một Di sản phi vật thể đại diện nhân loại, đờn ca tài tử không thể phát triển theo chiều hướng hiện nay. Các nghệ nhân, nhứt là những người cao niên phải được chánh quyền, các cơ quan hữu trách… chăm sóc để đem hết hiểu biết của mình truyền lại cho giới trẻ, các nghệ nhân phải được tôn vinh như một di sản quí. Người nghệ nhân tận tụy với âm nhạc truyền thống ở Nhựt được huy hiệu “Quốc Gia Chi Bảo”, ở Ấn Độ được vinh danh “Padma Shri” và hưởng lộc đến cuối đời. Trong nước ta cũng có những danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”… nhưng còn ít nghệ nhân dân gian được phong những danh hiệu đó.

Hội Văn nghệ dân gian hằng năm có phát bằng “Nghệ nhân Dân gian” cho những nghệ nhân tận tụy với nghề, chứ không thể giúp nghệ nhân sanh sống nhờ tài nghệ của mình, thường thì các nghệ nhân phải kiếm một nghề khác để sống, việc dạy nhạc dân tộc không đủ để trang trải các chi phí trong cuộc sống.

Nên phổ biến đờn ca tài tử không phải chỉ trong những cuộc lễ hội mà có thể tổ chức những buổi đờn ca tài tử có giải thích cho học sinh các trường tiểu học, trung học. Các phương tiện truyền thông nên dành một số thời gian thuận lợi để giới thiệu đờn ca tài tử. Báo chí cũng nên có một trang dành riêng cho sự trao đổi giữa nghệ nhân, nghệ sĩ và người hâm mộ đờn ca tài tử.

Các xưởng đóng đờn ngoài việc tạo ra những nhạc khí cao cấp vừa đẹp vừa có âm điệu tốt, nên tạo ra những nhạc khí trung bình với mức giá phải chăng để người mới vào nghề hoặc những học sinh mới tập sự có thể mua được.

Những doanh nghiệp lớn có thể tổ chức hàng năm những cuộc liên hoan đờn ca tài tử để các câu lạc bộ từ nhiều tỉnh gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm. Dân chúng có dịp thưởng thức tài nghệ của nhiều nhạc sĩ và coi đó là một phương tiện giải trí có tính cách văn hóa.

Công việc giữ gìn và phổ biến đờn ca tài tử không phải chỉ riêng những người chuyên môn, mà mọi người, nhứt là chánh quyền nên chung tay, tạo mọi điều kiện thuận lợi và dân chúng cũng nên hưởng ứng bằng cách tham dự những buổi sinh hoạt đó.

GS.TS Trần Văn Khê
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:16 | lượt tải:3

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:244 | lượt tải:35

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:936 | lượt tải:334

30-CT/TU

Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy

Lượt xem:1105 | lượt tải:347

2889/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022

Lượt xem:1170 | lượt tải:572
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ