LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỸ THUẬT BÌNH PHƯỚC TIẾP CẬN VÀ LÀM TƯƠI MỚI ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN TỈNH NHÀ (*)

Thứ sáu - 03/11/2017 10:47
Hội VHNT đã được Đảng, Nhà nước công nhận là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Chi hội Mỹ thuật cũng là một bộ phận của Hội VHNT tỉnh Bình Phước, nhưng lại mang một đặc thù riêng khác hẵn với các Chi hội khác!
LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỸ THUẬT BÌNH PHƯỚC TIẾP CẬN VÀ LÀM TƯƠI MỚI ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN TỈNH NHÀ (*)

     Bởi vì sản phẩm mỹthuật là sản phẩm mang tính vật thể, nhìn và nắm bắt được. Tạo ra một sản phẩm vật thể ngoài công sức, sự sáng tạo còn phải tốn không ít tiền của và vật chất! Tác phẩm càng có giá trị thì sự tốn kém về vật chất cũng như công sức, trí tuệ của người nghệ sỹ càng nhiều.

     Trong những nămqua, Chi hội Mỹ thuật Bình Phước đã góp phầnkhông ít những tác phẩm có giá trị, trong đó nhiều tác phẩm đã đoạt giải cao, làm khởi sắc thêm cho nền Mỹ thuật trong nước cũng như trong khu vực. Điều này đã được thể hiện rõ qua các cuộc triển lãm thường niên do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức!

     Cụ thể là!

     Đối với tranh, tượng nghệ thuật: 2 giả B (không có giả A), 4 giải C và 2 giải khuyến khích.

     Đối với tranh Cổ động: 1 giải A, 2 giải B, 2 giải khuyến khích.

     Hầu hết các họa sỹ được đào tạo cơ bản từ các trường Mỹ thuật chuyên nghiệp, được rèn luyện trong môi trường CNXH, số đông là giáo viên Mỹ thuật nên tay nghề và tư tưởng chính trị khá vững vàng. Nhiều tác phẩm đã được định hướng và thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc và nội dung lịch sử của cách mạng Việt Nam, phản ánh cuộc sống thực tế trong sự phát triển của xã hội, của đất nước nhưng không mất đi sự cá tính trong độc lập sáng tạo.

     NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN TẠI

     Chi hội Mỹ thuật dù được đánh giá là Chi hội mạnh, nhiều năm được UBND tỉnh khen thưởng. nhưng nhìn chung hoạt động của Chi hội còn hạn chế. Hội viên sinh sống rải rác trong toàn tỉnh, lại khác ngành nghề, số đông là giáo, nên việc đi lại và sinh hoạt gặp nhiều trở ngại. Hầu hết các tác phẩm của anh em sáng tác đều xuất phát từ sự tự lực. Sự quan tâm để tạo động lực bước đầu của Hội cũng như của địa phương hầu như không có! Họ nhọc nhằn kiếm sống hằng ngày, chắt bóp từ đồng lương của giáo viên mua sắm họa phẩm để tạo ra những tác phẩm cho riêng mình nhưng lại không quên trách nhiệm của người công dân yêu nước, yêu CNXH.

     Tác phẩm của anh em sáng tạo ra được chọn trưng bày một lần ở triển lãm khu vực và chỉ dừng lại trên ấn phẩm của Tạp chí Văn nghệ rồi về xếp xó, ít được tiếp cân với đời sống nhân dân lao động trong tỉnh. Các hoạt động về văn hóa, lễ hội của địa phương thì Chi hội Mỹ thuật hầu như không được UBND tỉnh, Hội VHNT và Sở VH TT & DL nhắc tới.

     Những tài năng như: Nguyễn Kình, Phạm Văn Ngọc, Hải Thanh, Huỳnh Hường… hầu như ít được quan tâm. Họ có khả năng thiết kế, thể hiện và tổ chức các sự kiện lớn, tham gia sáng tác tượng đài, phù điêu và tượng công viên.

     Bỏ qua khả năng sáng tạo của văn nghệ sỹ địa phương là sự lãng phí không những về chất xám mà lãng phí cả về tiền của và vật chất của tỉnh nhà!

     Trước đây ngân sách hổ trợ sáng tác chỉ nhỏ giọt, trong mấy năm gần đây hầu như không có, kể cả tiền cho chi hội đi thực tế sáng tác cũng bị cắt xén hoặc quên luôn(!)

     Không có nơi để trưng bày tác phẩm nên sự gặp mặt và giao lưu ít có hiệu quả.

     GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

     Muốn Mỹ thuật Bình Phước tiếp cận và làm tươi mới đời sống xã hội của tỉnh nhà, trước hết các họa sỹ và nhà điêu khắc phải luôn phấn đấu và cố gắng trau dồi cho mình đạo đức cách mạng, luôn luôn học hỏi để năng cao trình độ chuyên môn cũng như bản lĩnh chính trị, không ngại khó khăn, gian khổ và đoàn kết một lòng.

     Phía chính quyền địa phương và Ban Chấp hành hội nên tạo điều kiện cho Chi hội Mỹ thuật như:

     1- Về vật chất. (Nên chăng cấp phát ngân sách định kỳ cho các Hội viện thay cho chế độ hỗ trợ).

     2- Hàng năm tổ chức cho Chi hội đi thực tế ít nhất một lần đến với tầng lớp công, nông binh trong tỉnh, đến với các khu công nghiệp, các bản làng và biên giới xa xôi là tạo điều kiện để cho anh em nghệ sỹ có thêm “nguyên liệu” quý báu để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị về mặt tinh thần.

     3- Tạo điều kiện để các tác phẩm đến với quần chúng nhân dân như có nơi để trưng bày tranh tượng, hoặc đưa tranh tượng lưu động định kỳ về các địa phương trong tỉnh, phục vụ được nhiều đối tượng đồng bào, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục và nâng cao nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ của nhân dân.

     4- Khuyến khích các tác phẩm có gí trị như trao giải, mua lại để trưng bày tại cáci trụ sở của cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp. Những tác phẩm điêu khắc có giá trị nên phóng to và trưng bày tại công viên hoặc trước trụ sở cơ quan ban nghành!

     Trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Bác Hồ của chúng ta có căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh... Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”.

     Chính vì lẽ đó, Chi hội Mỹ thuật phải luôn song hành với các phân ngành văn học nghệ thuật, mỗi văn nghệ sỹ phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, luôn luôn học hỏi để năng cao trình độ chuyên môn cũng như bản lĩnh chính trị để góp thêm công sức, trí tuệ làm tươi mới đời sống xã hội và giữ vững nền móng chính trị!

(*) Tham luận của Đại hội

            Hs. Lê Quang Thỉ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

171/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Lượt xem:261 | lượt tải:103

755/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước năm 2024, 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Lượt xem:236 | lượt tải:65

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:503 | lượt tải:83

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:813 | lượt tải:79

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:1407 | lượt tải:371
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ