vnvn

Những danh thắng tự nhiên tuyệt đẹp ở Bù Đăng

Thứ hai - 09/10/2017 09:02
Huyện Bù Đăng có những danh thắng tự nhiên đẹp hút hồn, khiến khách du lịch không khỏi thích thú và lưu luyến khi đặt chân tới đây. Những thác nước hùng vĩ cùng trảng cỏ Bù Lạch rộng gần 500 ha là lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên kỳ thú.
Thác Đứng được công nhận là danh thắng cấp tỉnh
Thác Đứng được công nhận là danh thắng cấp tỉnh

Vượt qua mọi khó khăn về địa hình, du khách sẽ mãn nhãn với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và hơn hết là cảm giác chinh phục thành công.

NHỮNG THÁC NƯỚC  HÙNG VĨ

Điểm dừng chân đầu tiên của du khách là Thác Pan Toong ở ấp 6, xã Đức Liễu. Từ ngã tư thị xã Đồng Xoài, du khách chạy theo quốc lộ 14 khoảng 35km đến cầu Pan Toong hỏi người dân địa phương sẽ được chỉ đến tận nơi. Pan Toong là thác nước tự nhiên rộng khoảng 20m, nằm trải dài trên suối Pan Toong từ khu vực Nghĩa Trung về Đức Liễu rồi đổ vào lòng hồ thủy điện Thác Mơ ở địa phận này. Thác Pan Toong còn có tên gọi khác là Thác 34 do đường liên thôn 34 dẫn đến thác. Vào mùa nước nhiều, thác trông xa như dải lụa trắng mềm mại, bọt tung trắng xóa. Càng về cuối dòng, nước chảy hiền hòa, luồn lách qua các khe đá rồi nhập chung với dòng Pan Toong. Địa hình hai bên bờ cũng rất bằng phẳng, thuận lợi cho việc nghỉ ngơi, vui chơi khi đến danh thắng này.

Nằm giáp ranh giữa hai xã Đoàn Kết và Minh Hưng, Thác Đứng thuộc dòng suối Đắk Quotte. Thác cao 6m, lòng rộng 15m với những cột đá lớn, dựng thành vách. Ngồi ở vị trí cao nhất, thấy dòng nước chảy cuồn cuộn, xanh ngắt nắng trời. Hít thở không khí trong lành và thưởng ngoạn khung cảnh núi rừng, sông nước thơ mộng nơi đây khiến du khách vô cùng sảng khoái. Thác Đứng ngoài ý nghĩa là một thắng cảnh đẹp còn là nơi chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Xêtiêng ở Bù Đăng. Ngày 25-11-2013, Thác Đứng được UBND tỉnh ra Quyết định số 2222/QĐ-UBND xếp hạng Di tích danh thắng cấp tỉnh.

QUẦN THỂ DANH THẮNG BÙ LẠCH

Du khách đến Bù Đăng có thể mua thổ cẩm, rượu cần và thưởng thức các món đặc sản như: cơm lam, cơm nắm, cơm bầu; lá nhíp, cá lóc nướng, thịt heo nướng, đọt mây nướng... hoặc mua về làm quà biếu người thân và bạn bè. Ở đây du khách còn được nghe nghệ nhân người Xêtiêng giới thiệu về văn hóa cồng chiêng nếu muốn.

Đắm mình trong khí trời xanh trong, chạy nhảy trên cỏ non mềm mại với đôi chân trần, thư thái buông cần câu cá... là những điều du khách hoàn toàn có thể làm được khi đến trảng cỏ Bù Lạch ở thôn 8, xã Đồng Nai. Trảng cỏ nằm trong khu vực rừng tự nhiên rộng hàng chục ngàn hécta, gồm 20 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau với tổng diện tích gần 500 ha, trảng cỏ lớn nhất rộng 100 ha. Phía nam là hồ nước tự nhiên rộng 50 ha, trong xanh, nhiều cá, mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi giữa trời xanh. Bù Lạch là trảng cỏ tự nhiên ở khu rừng nơi có đồng bào Mơnông sinh sống. Theo truyền thuyết của người Mơnông thì vùng này từ thuở xưa có hai anh em sinh sống và chia nhau ra cai quản. Phía đông của trảng cỏ do người anh làm chủ lấy tên là Bon Pôl Pe, phía tây của trảng cỏ do người em cai quản lấy tên là Bon Phê Lach. Người dân trong vùng gọi chung hai trảng cỏ này là Bù Lạch.

Cũng nằm ở thôn 8, xã Đồng Nai, Thác Voi (Thác Nokrop - cách gọi của người Xêtiêng) cách trảng cỏ Bù Lạch khoảng 2km. Thác còn rất hoang sơ, đường đi vào quanh co và nhiều dốc lên xuống dựng đứng. Theo truyền thuyết của cư dân quanh vùng, trước đây tại khu rừng tự nhiên này có một đàn voi sinh sống. Một hôm, đàn voi đến thác uống nước như thường ngày nhưng chẳng may có một con trượt chân ngã xuống dưới thác rồi chết, kể từ đó người dân gọi thác này là Thác Voi.

Từ độ cao 15m, thác nước đổ xuống trải đều, tung bọt trắng xóa, bụi nước, mờ ảo như phun sương. Tuy nhiên, phải lần theo từng bậc đá chênh vênh, bám chặt dây leo rừng để đi vào động nhỏ bên trong thác mới chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp hùng vĩ của danh thắng này. Ngồi trên “lưng voi”, dưới chân là dòng nước cuộn chảy qua các ngóc ngách đá, hai bên bờ vách đá cao, cheo leo có các bụi cây rừng che phủ tạo nên phong cảnh hoang sơ vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, vào ngày có ánh nắng chói chang, du khách còn được thưởng ngoạn sắc đẹp tự nhiên của cầu vồng do sự phản chiếu ánh sáng mặt trời qua màn nước của thác. 

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

171/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Lượt xem:165 | lượt tải:54

755/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước năm 2024, 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Lượt xem:164 | lượt tải:32

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:313 | lượt tải:46

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:577 | lượt tải:61

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:1225 | lượt tải:357
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ