“Bộ đội cụ Hồ” - một tên gọi bình dị nhưng vô cùng cao quý mà nhân dân đã dành cho Quân đội ta, là hình tượng cao đẹp, tập trung những phẩm chất tốt đẹp nhất của cán bộ chiến sỹ Quân đội. Truyền thống Bộ đội cụ Hồ là một bộ phận của truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Ngày nay, “Bộ đội cụ Hồ” là lực lượng tiên phong, tiêu biểu trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy, tổ chức lực lượng, đảm bảo trang thiết bị hậu cần, coi đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên khi có thiên tai hoặc có sự cố do con người xảy ra, quân đội đã kịp thời huy động lực lượng, trang thiết bị, chủ động đối phó và khắc phục có hiệu quả, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. “Bộ đội cụ Hồ” hôm nay còn tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thực hiện các phong trào, công tác chính sách xã hội, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới; tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh xuất sắc, củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh toàn diện; tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh. Phát huy truyền thống đó, trong những năm qua, thanh niên trong Quân đội đã và đang tiên phong trong việc học tập và làm theo Lời Bác Hồ dạy; luôn tích cực, tự giác học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực và hiệu quả các mặt công tác. Tiêu biểu là những tấm gương người tốt việc tốt, trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong đó có những người anh hung hi sinh thầm lặng để bảo vệ biên giới.
Lộc Ninh có đường biên giới dài 120km tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới không chỉ là trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương mà người dân Lộc Ninh thời gian qua luôn nêu cao ý thức trách nhiệm bằng việc làm thầm lặng bảo vệ đường biên, cột mốc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Và ông Nguyễn Hồng Thông là một trong những điển hình đó.
Đến Đồn Biên Phòng Chiu Riu, BĐBP Bình Phước, Tôi được nghe đồng chí Trung tá Nguyễn Duy Thanh, Chính trị viên đơn vị giới thiệu về ông Nguyễn Hồng Thông, người tự nguyện nhận bảo vệ mốc 75, sau khi mốc khánh thành vào năm 2010. “7 năm nay, đều đặn mỗi tháng 2 lần, ông Thông cơm nắm vượt chặng đường gần 30km thực hiện công việc chăm sóc cột mốc biên giới.
Ông Nguyễn Hồng Thông quê ở Bình Dương. Do ở quê đất nông nghiệp ít, lại đông anh em, làm không đủ sống, năm 2008, cả gia đình dắt diu nhau lên Bình Phước lập nghiệp. Với hai bàn tay trắng, chân ướt chân ráo ở xứ người nên việc gì được thuê ông cũng làm từ thu hái điều, tiêu, dọn cỏ vườn đến phụ hồ… Bây giờ, kinh tế gia đình đã ổn định, có nương rẫy để sản xuất, do đó tôi có thể cũng toàn tâm, toàn ý với công việc yêu thích.
Cuối năm 2010, trong lần đi làm phụ người quen ngang qua, thấy cán bộ, chiến sỹ Đồn BP Chiu Riu đang dọn dẹp, lau sạch cột mốc nên ông ghé vào hỏi chuyện, được cán bộ biên phòng giảng giải về ý nghĩa, vị trí đặc biệt quan trọng của mốc quốc giới; nhất là những câu chuyện về tấm gương tiêu biểu của các già làng đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” vẫn nhận, bảo vệ, chăm sóc mốc giới ở các tuyến biên giới Tây Bắc, Đông Bắc, miền trung,… Từ đó, ông đã cảm nhận được sự thiêng liêng của mỗi cột mốc và những tấc đất biên cương mà cha ông ta đã đổ bao xương máu để bảo vệ. Sau hôm đó, ông về bàn bạc với gia đình và quyết định nhận bảo vệ, chăm sóc cột mốc 75.
Gắn bó cả cuộc đời với vùng biên, trải qua bao khó khăn, thăng trầm từ khi đất nước còn chiến tranh, ông Thông cảm nhận rõ giá trị của hòa bình và từng tấc đất biên cương. Bởi lẽ đó, ông luôn đồng hành cùng những người lính Biên phòng quản lý, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới. Ông chia sẽ: “Biên cương là vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, tôi thấy mình phải có trách nhiệm bảo vệ”.
Với tâm niệm ấy, trong suốt những năm qua, ông Thông cùng người dân trong huyện tự nguyện nhận nhiệm vụ trông coi, bảo vệ mốc 75 mà không mảy may tính toán, so đo thiệt hơn, cho dù đường lên mốc không hề dễ dàng. Ông thường một mình đi thăm cột mốc. Cũng không ít lần ông cùng các chiến sĩ Biên phòng đi tuần tra biên giới. Ông thông tâm sự: “Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nên tự trông coi mốc quốc giới chứ chẳng ai ép buộc cả. Không chỉ riêng tôi mà đa số người dân ở đây đều có ý thức trách nhiệm bảo vệ đường biên, cột mốc”.
Chuẩn bị cho một chuyến lên thăm mốc, ông Thông thường phải dậy từ sáng tinh mơ, nai nịt gọn gàng, mang cơm nắm theo. Ông cứ vạch rừng mà đi, leo hết dốc này tới dốc khác. Khi đôi chân đã mõi nhừ, mặt trời lên cao là tới mốc. Ông lại làm các công việc quen thuộc, phát dọn cây dại mọc quanh cột mốc, tự tay lau chùi cột mốc, kiểm tra xem mốc có bị đập phá, xâm hại gì không. Xong xuôi mọi việc, ông quay về nhà là đã hết ngày. “Cột mốc 75 ở trong rừng sâu, đường đi rất khó khăn nhưng tôi không ngại. Tôi thường đi làm rẫy rồi vào kiểm tra mốc luôn. Mỗi lần đi đâu xa, tôi cũng phải rẽ thăm mốc mới yên tâm được.
Giúp tôi hình dung được đường lên mốc 75 đồng chí Trung tá Nguyễn Duy Thanh, Chính trị viên miêu tả: “Cột mốc này nằm trong rừng sâu. Đường vào đến cột mốc toàn là đường rừng, rất khó vào. Người khỏe mạnh đi từ đồn lên mốc phải mất hơn 4 tiếng mới lên được tới nơi, nếu trời nắng ráo thì sẽ kịp về trong ngày. Sau khi hoàn thành việc phát quang cột mốc, mặt trời đã lên cao, dưới ánh nắng của vùng Đông Nam Bộ cháy da, cháy thịt, ông Thông dùng chổi quét sạch cát, lá cây ở phần chân mốc và lấy chiếc khăn trắng đã chuẩn bị sẵn để lau cột mốc. Đôi bàn tay thô ráp do lao động vất vả, nhưng khi lau mốc, ông nắn nót, tỉ mỉ, nhẹ nhàng như nâng niu vật báu. “Mỗi giây, mỗi phút chăm chút mốc giới tôi cảm thấy lòng thanh thản, tự hào vì đã góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng và bảo vệ đường biên, mốc giới thiêng liêng của Tổ quốc. Có những ngày mưa có khi phải ngủ lại trong rừng” - Ông Thông chia sẻ. Vậy mà suốt mấy năm qua, ông Thông đã đặt dấu chân của mình trên con đường này không biết bao nhiêu lần.
“Bây giờ, đầu gối hết chất nhờn rồi nên thỉnh thoảng tôi mới lên kiểm tra cột mốc và đường biên giới” - Ông Thông cho biết. Do tuổi cao, không thường xuyên lên mốc được, ông Thông giao cho con trai mình và các cháu tiếp quản công việc cao quý trông nom bảo vệ cột mốc mà ông đã làm chục năm qua. Ngoài công việc bảo vệ đường biên, cột mốc, ông còn tích cực cùng cán bộ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân trên biên giới. Bởi sống, lao động trên biên giới đã lâu nên ông nắm rõ địa bàn, hiểu phong tục, tập quán vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nên việc tiếp cận tuyên truyền cũng thuận lợi”.
Đứng ở nơi chỉ cần bước thêm 1 bước chân nữa là đã ở trên đất của một quốc gia khác, cảm giác nôn nao thật khó tả. Có lẻ, chỉ khi đứng ở vị trí này, mới cảm nhận hết được ý nghĩa của 2 chữ “chủ quyền”, mới thấy hết sự thiêng liêng của 2 từ “tổ quốc”. Và chỉ khi ở ngay bên cột mốc chủ quyền, mới hiểu vì sao người nông dân Nguyễn Hồng Thông lại làm như thế. Đứng ở nơi chỉ cần bước thêm 1 bước chân nữa là đã ở trên đát của một quốc gia khác, cảm giác nôn nao thật khó tả. Có lẽ, chỉ khi đứng ở vị trí này, mới cảm nhận hết được ý nghĩa của 2 chữ “chủ quyền”, mới thấy hết sự thiêng liêng của 2 từ “tổ quốc”. Và chỉ khi ở ngay bên cột mốc chủ quyền, mới hiểu vì sao người nông dân Nguyễn Hồng Thông lại làm như thế./.Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn