BÁO CÁO Kết quả tổ chức Cuộc thi viết văn xuôi Tạp chí Văn nghệ

Thứ hai - 25/02/2019 02:41

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       TẠP CHÍ VĂN NGHỆ                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

            Số: 03/BC.TCVN                           Bình Phước, ngày 14 tháng 01 năm 2019

        BÁO CÁO

Kết quả tổ chức Cuộc thi viết văn xuôi Tạp chí Văn nghệ Bình Phước lần thứ I

-----------------

Thực hiện Công văn số 1427/UBND-KGVX ngày 24 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh về việc thuận chủ trương cho phép Tạp chí Văn nghệ Bình Phước tổ chức cuộc thi sáng tác văn xuôi lần thứ I/2018, chủ đề “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt”. Tạp chí Văn nghệ đã xây dựng Kế hoạch và Thông báo Thể lệ tổ chức triển khai cuộc thi trong 5 tháng (từ 16/4/2018 đến 15/9/2018); trên tinh thần tiếp tục bám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 -2020 (theo mục 4 trang 10 của Nghị quyết về Đẩy mạnh thực hiện các lĩnh vực xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân). Ban Biên tập Tạp chí tiếp tục thực hiện Thông báo kết luận số 45-TB/BTGTU ngày 06/7/2016 của Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tại buổi Tọa đàm nâng cao chất lượng Tạp chí Văn nghệ Bình Phước: Hàng năm, tổ chức các cuộc thi để thu hút bài cộng tác, phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố mới, giỏi bổ sung cho lực lượng sáng tác. Đây là hình thức cổ vũ, nâng cao chất lượng tác phẩm từ đó chủ động lựa chọn tác phẩm hay, đẹp, chất lượng cao để Tạp chí đăng tải. Tiếp thu quan điểm định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đối với Tạp chí Văn nghệ, Đảng đoàn và Thường trực Hội VHNT đã trực tiếp chỉ đạo Tạp chí Văn nghệ tổ chức nội dung các số báo xuất bản thường kỳ và triển khai cuộc thi bám sát phong trào“Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt”, trong đó chú trọng mảng đề tài về lịch sử, địa lý, dân tộc, biên giới, đời sống công nhân - người lao động, giới thiệu gương người tốt việc tốt; xây dựng nông thôn mới; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Kết quả đạt được như sau:

1. Công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến cuộc thi:

a/ Công tác phối hợp: Để cuộc thi sáng tác văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ lần thứ I được tổ chức thành công, Ban Biên tập Tạp chí đã xây dựng Kế hoạch triển khai và Thể lệ cuộc thi gửi đến các cơ quan phối hợp, địa phương nhằm thông báo rộng rãi đến đối tượng tham gia. Đặc biệt đối với các cơ quan thường xuyên có cộng tác viên của Tạp chí và có nhiệm vụ chuyên môn gắn liền với công tác định hướng tư tưởng, thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào do Trung ương và địa phương phát động như Cuộc vận động thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện phong trào “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra. Ban Biên tập Tạp chí gửi văn bản đến Sở GD&ĐT; Công an tỉnh; BCH Quân sự tỉnh và BCH Biên phòng tỉnh đề nghị hỗ trợ triển khai, phổ biến cuộc thi. Kết quả các ngành đã có số lượng bài dự thi tương đối nhiều, mặc dù Ban Tổ chức cuộc thi xác định đây là cuộc thi thật sự khó thu hút nhiều đối tượng, thành phần tham gia; vì để sáng tác - viết văn xuôi số lượng người đam mê lĩnh vực sáng tác, là nghệ sĩ, nhà nghiên cứu bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong xã hội. Trong khi đó cuộc thi chỉ được phát động thời gian 5 tháng nhưng Ban Tổ chức đã nhận đến 215 bài dự thi. Các đơn vị phối hợp phát động và có số tác phẩm tham gia tiêu biểu: BCH Quân sự tỉnh 20 tác phẩm; BCH Bộ đội Biên phòng 132 tác phẩm; Công an tỉnh 22 tác phẩm; Hội viên Hội VHNT và cộng tác viên thường xuyên của Tạp chí có 42 tác phẩm.

b/ Triển khai cuộc thi đến Hội viên Hội VHNT, Cộng tác viên Tạp chí:

Tại kỳ họp thứ IV và thứ V của Ban Chấp hành Hội, Thường trực Hội đã chỉ đạo trực tiếp đến các Ủy viên Ban Chấp hành, đặc biệt là Ủy viên phụ trách Chi hội Văn học và Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ nhanh chóng thông báo kịp thời Thể lệ cuộc thi đến hội viên và cộng tác viên nhằm giúp hội viên, cộng tác viên chủ động, sẵn sàng chuẩn bị các mảng đề tài sáng tác, nhất là việc tìm tòi, phát hiện và giới thiệu các gương điển hình người tốt việc tốt. Thường xuyên nhắc nhở hội viên tham gia cuộc thi thông qua các kỳ sinh hoạt hàng tháng; đặt vấn đề và gợi mở những chủ đề sáng tác để hội viên có hướng khai thác, xác định từng thể loại sáng tác là Truyện ngắn, Truyện kí, Kí sự, Kí chân dung và Ghi chép để hội viên vận dụng vào kỹ năng và kỹ thuật viết hoàn chỉnh tác phẩm. Bên cạnh đó, Tạp chí Văn nghệ cho đăng liền 3 số thông báo về Thể lệ cuộc thi giúp bạn đọc gần xa nắm bắt và hưởng ứng tham gia.

2. Đánh giá nội dung, chất lượng bài dự thi:

a/ Nội dung bài dự thi: Nhìn chung có 1/3 số lượng bài đạt chất lượng khá về nội dung; đảm bảo được tính sáng tạo trong sáng tác, ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, phong phú. Việc nắm bắt chủ đề cuộc thi “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” được tác giả bám sát. Số lượng Truyện ngắn không nhiều, chỉ 43 tác phẩm; Kí và Truyện ký 14 tác phẩm; chủ yếu là các bài thuộc thể loại Ghi chép - có 165 bài; 01 Tản văn và 01 Tùy bút.

Chất lượng bài dự thi và cũng là thành công của cuộc thi nhờ vào tài năng, sự phát hiện của những cây bút viết văn xuôi chuyên, không chuyên nghiệp đã giới thiệu rất nhiều gương người tốt - việc tốt ở trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thành công đó là nhờ có chủ trương đúng đắn của UBND tỉnh, định hướng cụ thể của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về từng bước nâng cao chất lượng Tạp chí Văn nghệ; sự chỉ đạo sát sao của Đảng đoàn, Thường trực Hội VHNT về công tác tổ chức cũng như tạo điều kiện về cơ sở vật chất và con người, kinh phí nhằm đưa cuộc thi viết văn xuôi của Tạp chí Văn Nghệ lần thứ I thành công.

Tại chương trình Tổng kết trao Giải thưởng cuộc thi Ban tổ chức báo cáo về chất lượng bài dự thi và nêu cụ thể một số tác phẩm như sau:

- (1) Tác phẩm “Tự hào Bình Phước quê tôi” là Ghi chép tự sự, có cảm xúc của những ngày tái lập tỉnh đến nay (tức nói lời hay) bản thân có góp phần xây dựng Nông thôn mới (là làm việc tốt), trình bày bài trang trọng, có ảnh minh họa. Tuy nhiên, phần làm việc tốt còn ghi chung chung, ngôn ngữ diễn đạt chưa thể hiện sự mạch lạc của văn chương.

- (2) Tác phẩm “Có một “nhành mai” đa sắc, đa năng”: Truyện kí giới thiệu tấm gương Đặng Thị Mỹ Lành - Bí thư Đoàn xã kiêm Chính trị viên phó Ban CHQS xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp với gian hàng từ thiện mang tên “Người thiếu đến nhận, người thừa đến cho”. Mỹ Lành đã từng đạt giải cao trong tham gia hội thao, hội thi các cấp; tổ chức “Lớp học cho em” vào dịp hè… Tác phẩm có nội dung phản ánh đúng chủ đề cuộc thi; trình bày đẹp, có hình ảnh chứng minh việc làm của gương nói lời hay, làm việc tốt trong tỉnh Bình Phước. Hạn chế là tựa tác phẩm đặt có ý tưởng về “Một nhành mai đa sắc” nhưng “Đa năng” là không hợp lý khi dùng cho một loài cây ở nghĩa bóng thay vì ghi “Một nhành mai đa sắc” là đã đầy đủ nghĩa.

- (3) Tác phẩm “Hành trình đi tìm đồng đội” của một đồng chí sĩ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự thi là Kí sự viết về công tác của Đội quy tập hài cốt Liệt sĩ K72 thuộc BCH quân sự tỉnh BP. Qua 12 năm quy tập được 2067 mộ. Với công việc đặc thù, vất vả của cả hành trình khó khăn trên đất nước bạn Campuchia. Mỗi hài cốt là một công việc đặc biệt và cả câu chuyện nghĩa tình, tâm linh, sự hỗ trợ tích cực của những người dân sẵn sàng giúp đỡ các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ. Bài kí có số liệu cụ thể, cách trình bày có bố cục, nội dung rõ ràng, đúng chủ đề cuộc thi, minh họa sinh động bằng hình ảnh… thể hiện sự đầu tư của tác giả, nghiêm túc, công phu trong quá trình hoàn thành tác phẩm dự thi.

-(4) Tác phẩm Người phụ nữ tình nguyện hiến xác cho khoa học và đã 27 lần hiến máu”: Ghi chép kể về một người phụ nữ giàu lòng nhân ái: chị trần Thị Loan - thôn Phú Lâm, xã Phú Trung huyện Phú Riềng đã 27 lần hiến máu và tình nguyện hiến xác cho khoa học khi qua đời. Tác giả có sự tìm tòi, phát hiện gương người tốt việc tốt và giới thiệu với cuộc thi sáng tác văn xuôi của TCVN, đây là trường hợp tiêu biểu của các gương tiêu biều về người tốt việc tốt. (Có hình ảnh chứng minh bài viết). Tuy nhiên lối hành văn chưa thật sự sinh động của thể loại ghi chép.

- (5) Tác phẩm“Tôi đi Biên giới”: thuộc thể loại Kí (mi ni hay nói cách khác là kí bỏ túi) rất có phong cách kí sự theo kiểu báo chí hội đủ các vấn đề; có đầu mối tổ chức, thành phần, thời gian, lộ trình và cả việc kết thúc; kí đã nêu được việc làm hay tại Đồn Biên phòng Thanh Hòa… có phong cách trình bày mang đậm tính văn chương, nhất khi là khi đề cập đến con đường, không gian vùng biên giới vừa lãng mạn vừa rất thực tế.

- (6) Tác phẩmChuyện “Ông cột mốc” nơi biên giới”: Ghi chép giới thiệu ông Nguyễn Hồng Thông, người tự nguyện bảo vệ cột mốc số 75. Đều đặn mỗi tháng 2 lần ông Thông cơm nắm vượt chặng đường 30 km thực hiện công việc chăm sóc cột mốc biên giới. Ông chia sẻ “Biên cương là vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, tôi thấy mình phải có trách nhiệm bảo vệ”. Theo đồng chí Trung tá Nguyễn Duy Thanh - Chính trị viên Đồn Chiu Riu “Cột mốc này nằm trong rừng sâu. Đường vào đến cột mốc rất hiểm trở, người khỏe mạnh đi từ Đồn lên cột mốc phải mất 4 tiếng, tới nơi gặp trời nắng ráo thì mới về kịp trong ngày”. Ông Thông dù tuổi cao nhưng đã làm công việc này hơn chục năm qua. Đây là một bài viết có nội dung mang tính hình tượng tiêu biểu giới thiệu về gương người tốt việc tốt rất thiêng liêng. Dù lối hành văn của tác giả không mềm mại, sâu lắng của văn chương song tính phát hiện rất cao, rất riêng và đặc biệt.

- (7) Tác phẩm “Tình em phố núi” Truyện ngắn với lối viết rất nhẹ nhàng, không hoa mỹ nhưng đủ để người đọc liên tưởng, gợi nhớ về một không gian phố núi cả đêm lẫn ngày. Thông tin mà tác giả muốn chuyển đến người dọc là: để lên đỉnh cao phải leo đến một nghìn bảy trăm sáu bảy bậc tam cấp; Câu hỏi đặt ra: ai leo? Đó chính là đôi trai gái leo! Leo núi nào? Núi Bà Rá! “Đây nè anh, chỗ xanh kia là Hồ Long Thủy, mát lắm...Còn  kia là thị trấn Thác Mơ và Thủy điện Thác Mơ”. Lối miêu tả khiến người đọc phải tư duy theo chuỗi liên kết phong cảnh vùng quê Phước Long. Câu chuyện cho thấy hoàn cảnh gia đình của người con gái với người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo nên em không theo học Đại học mặc dù em đã đậu đại học và mơ ước mặc chiếc áo dài đứng trước học sinh... và em đã đến với lớp học tình thương để dạy những học sinh không có điều kiện đến lớp ban ngày; Nhờ hiểu được tâm lý học sinh và sáng tạo trong phương pháp dạy, chia sẻ những khó khăn nên cô giáo đã giúp em Cường, một học sinh cá biệt trở thành học sinh ngoan, viết chữ đẹp,… Khi về Thành phố, Cường đã gửi cho cô giáo lớp tình thương một bức thư kể thật nhiều cảm xúc và lời nhắn nhủ yêu mến!

- (8) Tác phẩm “Nghĩa tình đồng đội”: Ghi chép giới thiệu về người làm công tác quản trang tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Phước ông Trương Quốc Tư -người luôn tâm huyết, trách nhiệm với công việc vệ sinh các phần mộ, chăm sóc cây cối, phục vụ hết mình để các đoàn, người thân Liệt sĩ đến thăm viếng được toại nguyện bất kể thời gian, thời tiết mưa nắng  bởi vì chính ông cũng là người lính Quân tình nguyện làm nhiệm vụ Quốc tế tại chiến trường Campuchia được 6 năm, nên bao giờ ông cũng hiểu được sự hy sinh, mất mát của mỗi cá nhân, gia đình để rồi làm động lực phục vụ vệ sinh, đón tiếp, hướng dẫn tốt công tác quản trang; theo ông đó là việc làm góp phần tôn vinh, tri ân những người anh, người đồng chí đã ngã xuống vì đất nước... tác phẩm đúng chủ đề cuộc thi, lối hành văn không sắc sảo nhưng nói được từ sâu thẳm tấm lòng người quản trang.

Cuộc thi còn rất nhiều gương người tốt việc tốt được các tác giả phát hiện, khai thác, giới thiệu ở nhiều thành phần, độ tuổi, lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, địa bàn khác nhau; đó là những người chiến sĩ, cô giáo, nhà doanh nghiệp, nông dân, đoàn viên, tập thể các tổ chức ở địa phương, những mảnh đời bất hạnh vượt lên chính mình… nhưng không thể liệt kê đầy đủ trong một báo cáo tổng hợp dưới hình thức tóm tắt.

Ban tổ chức và Ban giám khảo cuộc thi xin được biểu dương 25 tác phẩm được Hội đồng sơ khảo chấm chọn vào vòng chung kết xếp hạng. Hội đồng chấm chung khảo đã tổ chức chấm khách quan, phân tích chi tiết từng nội dung tác phẩm về thể loại, chủ đề, ngôn ngữ diễn đạt, sự sáng tạo trong cách trình bày, giá trị văn học của tác phẩm vì đây là cuộc thi “Viết văn xuôi”. Hội đồng giám khảo cũng cân nhắc: Nhân vật là gương người tốt việc tốt đã giúp được gì trong đời sống cộng đồng hay chỉ dừng lại ở mức độ vượt lên chính mình hoặc tích lũy tiết kiệm nhưng chỉ dùng cho bản thân chưa giúp ích gì cho xã hội; gương người tốt việc tốt nhưng đâu là trách nhiệm công việc phải làm, đâu là sự tự nguyện, mức độ lan tỏa của những gương điển hình ở cơ quan, đơn vị, địa phương…

Với những tiêu chí và thang điểm chấm vòng Chung khảo. Hội đồng Giám khảo cuộc thi thống nhất xếp hạng các tác phẩm dự thi cuộc thi viết văn xuôi Tạp chí Văn nghệ lần thứ I như sau:

* Giải A: Không

* Giải B: 2 giải

- Tác phẩm: Tình em phố núi của tác giả Huỳnh Thị Den, Công an thị xã Phước Long.

- Tác phẩm: Chuyện “Ông cột mốc” nơi biên giới của tác giả Lê Hoàng Đức, Phòng An ninh Kinh tế, Công an tỉnh.

* Giải C: 3 giải

- Tác phẩm: Có một “nhành mai” đa sắc, đa năng của tác giả Bế Thanh Sơn, Trợ lý Tuyên huấn Phòng Chính trị BCH Quân sự tỉnh.

- Tác phẩm: Hơn cả một nồi cháo của tác giả Nguyễn Đăng Công, Ban Chỉ huy Quân sự phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long.

- Tác phẩm: Hành trình “Đi tìm đồng đội” của tác giả Lê Huy Chung, Thượng tá, Trưởng ban Khoa học Quân sự BCH Quân sự tỉnh.

* Giải Khuyến Khích: 5 giải

- Tác phẩm: Ánh trăng nẻo biên giới của tác giả Lê Hoàng Đông, Thiếu úy, Trung đội Trưởng Đại đội Huấn luyện Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động.

- Tác phẩm: Nghĩa cử thiêng liêng! Việc làm cao quý! của tác giả Duy Thơm (bút danh Thế Phương), Hội viên Hội VHNT tỉnh Bình Phước.

- Tác phẩm: Người phụ nữ tình nguyện hiến xác cho khoa học và đã 27 lần hiến máu của tác giả Phạm Thị Xuân, Hội viên Hội VHNT tỉnh Bình Phước.

- Tác phẩm: Tôi đi biên giới của tác giả Ngô Thị Ngọc Diệp, Hội viên Hội VHNT tỉnh Bình Phước.

- Tác phẩm: Đứa con người thương binh của tác giả Bùi Minh Thắng, Hội viên Hội VHNT tỉnh Bình Phước.

b/ Hạn chế:

- Thời gian phát động tổ chức chỉ trong 5 tháng cho cuộc thi sáng tác văn xuôi là quá ngắn vì thời gian lấy ý tưởng, tư liệu sáng tác đã dài và việc ngồi hoàn chỉnh tác phẩm thật chỉn chu cũng mất thời gian không ngắn. Nếu cuộc thi tìm hiểu thì dễ hơn, do đó các cây bút chưa phát huy hết năng lực sáng tác.

- Tác giả tham dự thi hầu hết không chuyên, còn lẫn lộn các thể loại nên chất lượng trình bày không cao.

- Có tác phẩm viết đạt yêu cầu về nội dung nhưng không hiểu sao không đặt tên tác phẩm đây cũng là điều tối kỵ trong văn chương, (tác phẩm không tựa đề chỉ xuất hiện ở lĩnh vực thơ): ví dụ tác phẩm  giới thiệu gương điển hình anh Lê Hoàng Công 29 tuổi, P. Tân Xuân, TX Đồng Xoài  với sản phẩm “Cong coffe” (Công cà phê) của Công ty TNHH MTV Công Phát; năm 2013 với số vốn 5 triệu Công quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh giấc mơ ca phê sạch. Hiện nay sản phẩn cà phê Công đã có mặt 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 2016 đã xuất khẩu sang Hàn Quốc với số lượng lớn... Ghi chép giới thiệu gương điển hình có lộ trình và những điểm nhấn cụ thể, có phong cách báo chí và văn chương. Chủ đề tập trung, song điểm số của giám khảo không cao bởi lý do đứa con tinh thần này không có tên.       

- Đơn vị, tập thể triển khai tham gia cuộc thi còn nặng tính phong trào, nhiều bài dự thi giống nhau về nội dung.

- Một số tác phẩm chưa xác định rõ hoặc nhầm lẫn chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước hay phân cấp thẩm quyền ban hành văn bản, thành lập các tổ chức (Tác phẩm ghi hiện nay đang tập trung thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW là không phù hợp vì đã thay Chỉ thị 05-CT/TW; hay Thủ tướng lại ra Nghị quyết Khen thưởng rồi Đảng ủy, UBND xã thành lập Đội cất bốc hài cốt Liệt sĩ… là không đúng với chức năng nhiệm vụ thực tế).

- Một số bài dự thi không hiểu lấy đâu ra câu hỏi và viết thành bài làm khiến Ban Tổ chức cuộc thi thật khó hiểu.

3. Đánh giá chung:

Cuộc thi viết văn xuôi do Tạp chí Văn nghệ Bình Phước tổ chức lần thứ I, chủ đề: “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” đã đạt được những kết quả cao cả về chiều sâu và phong trào. Chiều sâu ở đây là văn nghệ sĩ đã sáng tác, tìm tòi, giới thiệu những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu làm việc tốt... bám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Qua đó, chứng minh lực lượng văn nghệ sĩ luôn đồng hành cùng sự  đoàn kết, xây dựng sự nghiệp phát triển chung của tỉnh. Một vấn đề nữa mà cuộc thi đạt được là cuộc thi đã xuất hiện tác phẩm có nội dung chạm đến cảm xúc của người đọc thể hiện tính đạo đức, sự nhân văn sâu sắc; đằm thắm tình quê, tình người. Vai trò văn chương nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung đã tô điểm thêm vẻ đẹp quê hương - con  người Bình Phước ở nhiều góc cạnh xã hội và không gian khác nhau: là biên giới, khu dân cư, là cơ quan, xí nghiệp, trường học hay một phố núi lãng mạn. Cái hay, cái được của cuộc thi là tác phẩm hầu hết đều xây dựng, phát hiện được nhân vật điển hình “Nói lời hay, làm việc tốt”. Cuộc thi đã thu hút nhiều thành phần và độ tuổi tham gia. Bên cạnh đó Ban tổ chức cũng nhận thấy một số hạn chế rất rõ nét, đó là: còn tình trạng đơn vị, địa phương khi phát động tham gia mang nặng tính phong trào, chạy theo số lượng bài dự thi và ý thức người tham gia thi chưa cao, nhất là việc sao chép bài lẫn nhau thể hiện sự thiếu nghiêm túc và đầu tư tác phẩm cả nội dung và hình thức còn sơ sài. Một hạn chế nữa là cuộc thi cho thấy tác giả chuyên nghiệp, “cây bút có nghề” chưa xuất hiện, đó cũng là lý do Ban Giám khảo không chấm chọn và giới thiệu được tác phẩm xuất sắc để Ban Tổ chức trao giải A. Ban tổ chức đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, khách quan, sự làm việc nghiêm túc của hai Hội đồng sơ khảo và chung khảo cuộc thi: giúp Ban tổ chức chấm chọn đúng chất lượng tác phẩm để trao giải thưởng. Để đảm bảo tính khách quan Ban tổ chức cuộc thi đã đề nghị Ban Tuyên giáo giáo Tỉnh ủy với tư cách là cơ quan định hướng, thường xuyên chỉ đạo Tạp chí Văn nghệ có thành viên tham gia Hội đồng giám khảo chọn ngẫu nhiên 3 tác phẩm để chấm phúc tra xem Hội đồng giám khảo có những đánh giá phù hợp với yêu cầu mục đích cuộc thi đề ra. Kết quả cho thấy Hội đồng giám khảo đánh giá rất chính xác, khách quan và trách nhiệm.

4. Kiến nghị, đề xuất:

- Ban Tổ chức cuộc thi còn khó khăn về kinh phí nên không thể trao từng bộ giải độc lập của mỗi thể loại: Văn xuôi, Truyện kí, Kí sự và Ghi chép. Vì vậy đề nghị trong các lần tổ chức tiếp theo Thường trực Hội VHNT quan tâm, bố trí nguồn kinh phí đủ trao cho các bộ giải từng thể loại cuộc thi nhằm động viên nhiều hơn các đối tượng sáng tác đúng với chuyên môn.

- Cuộc thi khép lại với chất lượng các bài dự thi được chọn, chấm vào vòng chung khảo có nội dung sinh động giới thiệu các gương điển hình người tốt việc tốt trên địa bàn tỉnh với số lượng trên 50 tập thể, cá nhân. Đề nghị cần được tuyên truyền tuyên dương bằng hình thức tổ chức buổi họp mặt các gương điển hình tiên tiến do các tác giả giới thiệu với chủ đề “Nhân vật bước ra từ tác phẩm”.

- Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương in các tác phẩm đạt chất lượng cao trong cuộc thi viết văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Bình Phước lần thứ I/2018, Chủ đề: “Người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt” thành đầu sách để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng những cách làm hay - làm tốt trong toàn tỉnh.

   Trên đây là Báo cáo Tổng kết, đánh giá kết quả cuộc thi viết văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Bình Phước lần thứ I năm 2018. Ban Tổ chức cuộc thi, Ban Biên tập Tạp chí báo cáo các cơ quan chức năng.

 

Nơi nhận:                                                             PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

- Tỉnh ủy;                                                                            (Đã ký)

- UBND tỉnh;                                                                  Phạm Hiến

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;                                               

- Sở TT&TT;                                                                   

- Sở VHTT&DL;

- BCH Quân sự tỉnh;

- BCH Biên phòng tỉnh;

- Công an tỉnh;                                                             

- Sở GD&ĐT;

- TT Hội VHNT tỉnh;

- Hội Nhà báo tỉnh;                                                                                         

- BBT Tạp chí;

- Lưu: VT.

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:204 | lượt tải:33

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:907 | lượt tải:333

30-CT/TU

Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy

Lượt xem:1075 | lượt tải:345

2889/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022

Lượt xem:1137 | lượt tải:570

108/QĐ-H.VHNT

QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Đoàn dự trại sáng tác tại Nhà sáng tác Đại Lải năm 2017 của Hội VHNT Bình Phước

Lượt xem:1203 | lượt tải:0
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ