Tùy bút: HỒN CHA GIỮ ĐẢO GẠC MA

Thứ sáu - 08/12/2017 09:28
Tôi trở về con sông quê, con sông Kiến Giang nơi bắt nguồn ngã ba sông Long Đại và sông Nhật Lệ. Nơi ngã ba sông này là nơi đã sinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ và anh hùng vũ trang nhân dân của tỉnh Quảng Bình.

     Tôi xa quê đã 34 năm, khi đất nước thống nhất Nam Bắc nối liền 1 dải. Tôi xa quê vào Miền Đông Nam Bộ, chọn mảnh đất Bình Phước dừng chân. Chào con sông quê tắm mát tuổi thơ tôi, hụp lặn với bom nổ đạn rơi .Có khi cùng một lúc, sông phải úp đáy sông đất tung lên thấu trời xanh khi những quả bom từ trường, thủy lôi, bom tấn, bom tạ, ôi bom, là bom. Thế tôi vẫn chèo vẫn chống .Tuổi thơ đã đi qua ,vào Nam bước ngoặt mới của tôi những tưởng hết chống Mỹ là xong. Tôi mãi học hành lo sự nghiệp cơm áo gạo tiền chóng cả mặt. Có ngờ đâu, lớp đàn em của tôi lại tiếp tục lên đường khi một phần đảo nhỏ Trường Sa , Hoàng Sa đang bị Trung Quốc xâm chiếm. Khi tôi trở về là ngày các bạn bè tôi lên xã để chào đón cái tin Nguyễn Văn Lanh phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Lúc ấy tôi rất bàng hoàng, tại sao mình lại thờ ơ với cái tin Hoàng Sa Trường Sa đến vậy. Mà tuổi trẻ của bạn bè đàn em mình đi bộ đội Trường Sa và tham dự đánh trận Gạc Ma, gồm có: Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương, anh Nguyễn Mậu Phong, anh đã tốt nghiệp phổ thông trung học , học cùng trường với tôi. Anh ở bên bờ sông phía Bắc, tôi ở phía bờ Nam sông Kiến Giang ( còn gọi là  “Rào Tùng” theo địa phương đặt tên), người vợ quả phụ có tên Hoàng Thị Liễu quê ở làng Hiền Lộc, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Khi anh hy sinh hai con trai anh: Nguyễn Mậu Trường và Nguyễn Tiến Xuân còn đỏ hỏn. Chị Liễu vợ của anh Nguyễn Mậu Phong chỉ biết ngậm ngùi nuốt ngược nước mắt vào trong giấu kín. Lòng dặn lòng cố gắng sống vượt qua để nuôi con khôn lớn . Qua tháng, qua ngày chị luôn kể lại cho con về người cha yêu quý, kính yêu và anh hùng của chúng. Chị kể từ trong nhà ra vườn, rồi ra ngõ. Chị kể về người cha đáng kính trọng ấy từ vườn nhà ra ngoài đồng ruộng. Mẹ lại kể về cha cho con trong những bước chân tập đi chập chững . Mẹ lại kể cho con nghe vào những lúc mẹ cùng con đi vá chài kéo lưới, bắt ốc mò cua qua ngày đoạn tháng. Mẹ lại kể cho con nghe vắng cha trong những lúc cơn lũ hồng bàng cuồn cuộn chảy. Đứa mẹ cõng trên lưng, đứa mẹ néo ôm choàng con trước bụng. Để mẹ vượt chống chèo chiếc đò trong cơn lũ phong ba. Để rồi qua hết mùa mưa bão mẹ lại kể người cha đi vào lời ru giấc ngủ của hai con .

 À ơi! Con ơi! Con hãy ngủ cho ngoan.

 Mai sau khôn lớn à để dựng xây nước nhà nghe à con!

Những lời ru xót xa chua ngọt mẹ đã từng !

Cha con ở mãi đảo Gạc Ma không về , con à ơi...!

Nay con đã lớn lên rồi !

Hãy theo gương cha ra giữ đảo Trường Sa quê nhà, con à ơi !

Con đi giữ đảo biển khơi.

Để mẹ lại trông đứng ơ hơ trông ngồi ơ hơ hai con...

     Hai đứa con ngày qua ngày lại khôn lớn chững chạc hẳn lên. Cũng từ trong càn khôn nghiêng ngã đó tự nhiên nó lắng đọng một ý nghĩ của hai cậu con trai anh phải ra Trường Sa, tiếp tục bảo vệ Tổ Quốc như người cha vĩ đại của nó đã làm.

     Hai anh em Trường và Xuân năm tháng nguôi ngoai sống trong bầu sữa mẹ kham khổ mà lớn khôn. Có lúc nó ngồi nghĩ cha đã hy sinh còn lại mình mẹ sớm khuya làm nghề chài lưới, lên bờ xuống ruộng với mấy sào ruộng khoán của Hợp tác xã phân chia ,hai con cùng phụ giúp mẹ .Ngày tháng mỏi mòn nét chân chim ngày càng đan cài lên khóe mắt chị lại dày thêm. Chị bữa nay đã gần 69 tuổi rồi, lại một lần nữa ở chốn quê nghèo nước thì mặn, đồng thì chua , hai đứa con của chị quyết định làm đơn tình nguyện gửi vào đơn vị mà cha họ từng phục vụ , chiến đấu. Lá đơn gửi đi từ tháng 01/2007, trong đơn hai anh em viết “ Chúng cháu đã học xong phổ thông trung học rồi. Chúng cháu là trai như ba cháu , chúng cháu muốn tình nguyện trở thành người lính như ba cháu được xung phong nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ biển đảo yêu thương và thiêng liêng của Tổ Quốc...”. Cuối năm đó, Trường được gọi nhập ngũ theo đúng nguyện vọng và làm nhiệm vụ tại đảo Nam Yết. Trong đó Nguyễn Tiến Xuân trở thành sinh viên học viện Hải quân đóng tại tỉnh Khánh Hòa. Nhớ ngày chị tiễn hai con chị lên đường, chị Hoàng Thị Liễu đã đi vào bàn thờ chồng thắp nhang vái lạy xin nhờ anh che chở “Hai hòn máu đỏ của anh bây giờ em đã gửi vào ở gần với anh đó. Nhờ anh nhắc nhở giúp đỡ cho con ,để em ở ngoài này yên tâm anh nhé”. Ngày hai đứa con chị lên đường , chị giấu kín nét buồn và quay mặt vào trong khóc, không cho hai dứa con chị biết . Sau nhiều năm học tập và công tác, Xuân đã lên đường ra Trường Sa thực tập. Thằng Xuân có về đưa mẹ nó ra đảo Trường Sa với cùng cha nó đây. Anh biết không em có mang theo cái áo len em đan cất giữ 25 năm nay rồi giờ em mới được ra thăm mình. Em biết anh ở mãi nghiên cứu Vùng san hô xanh đỏ tím vàng gì đó. Em biết mình chắc cũng lạnh lắm , và em cũng có nghĩ đến anh em, đồng đội của anh cũng lạnh lắm đó. Không biết vợ con của các chú , các đồng đội của anh đã gửi gắm cho đồng đội anh chưa. Có lẽ mình là sau cùng em ra thăm anh đúng không. Kìa anh, anh hãy nhìn xem , em có mang thêm gì cho anh nữa đây nè.

     Anh Nguyễn Mậu Phong nhìn vợ của mình mặt vẫn lạnh không vui, không có ý tán đồng cùng vợ anh rồi. Chị Liễu giỗ ngọt anh “Anh xem đây này .Em mang cho anh và cho đồng đội anh nữa đây này. Và đây anh nhận lấy.” Chị nói xong , chị Hoàng Thị Liễu liền thả hoa Huệ xuống biển Trường Sa. Tiếp theo chị Liễu vừa nói vừa khóc. Đây chị với sang bắt tay đứa con Nguyễn Tiến Xuân kéo đến gần chị. Chị chỉ xuống biển, nơi anh đã ngã xuống, máu anh đã thấm vào đất đá biển và hòa nước biển mặn chát. Chị bảo mình cười và hôn con đi. Đây đứa con út của anh đây Nguyễn Tiến Xuân , còn một đứa con anh nữa là Nguyễn Mậu Trường con đang bận làm ở đảo Nam Yết chắc anh đã biết rồi đúng không . À , anh gật đầu được rồi. Anh nói đi .. Sao anh không nói.Thế thì em nói cho anh nghe nhé. Cuộc đời của chúng ta âm dương xa cách nhưng em cũng mong sẽ có một ngày chúng ta sớm “đoàn tụ” .         Em về bàn với hai con trai của chúng ta em sẽ thu xếp ra biển cùng với con. Chăm sóc hai con thay anh và để cung phụng hương khói cho anh đỡ buồn anh nhé. Nguyễn Tiến Xuân thắp nến và hoa cùng ba thẻ nhang thả xuống biển : “Thưa cha, nay con đồng ý để đưa mẹ theo con ra đảo Trường Sa, để cho mẹ thăm cha và con cũng vừa thực tập kế tục sự nghiệp thay cha giữ gìn mảnh đất thiêng liêng đầy sóng gió này để mẹ được “đoàn tụ” cùng cha khi tuổi già cha nhé. Để cho cha có thể giới thiệu với bạn bè đồng đội , đồng chí của cha nay đã hóa thân vào nước mặn của Biển Đông.        Người mẹ thay cha một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, để hôm nay cha đã giữ lời hứa cho con và tiếp tục con đốt lửa sưởi ấm Trường Sa thêm. Và đóng những con tàu mãi mãi hướng ra khơi. Ở nơi đó có máu thịt của cha anh, hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất và để máu và xương thịt kia vẫn đau đáu ngàn đời xót thương nhớ mãi không nguôi. Cha ơi ! Con hứa!

Nếu khi Tổ Quốc lâm vào đầu ngọn sóng,

Thì con là thủ lĩnh chém sóng bơi xa.

 Nếu Tổ Quốc lâm nguy bị hiểm họa,

 Thì con là ngọn sóng thần vùi tắt hiểm họa ngay.

    Cha cứ yên nghỉ và hãy tin vào tuổi trẻ của chúng con.

     Cha ơi! Nếu giang sơn ta nhìn vào vết thương đau con mất cha chưa khô máu những nhát gươm khua mũi nhọn của quân thù còn hằn sâu ghi dấu. Để bao núi non kia mang nặng bóng hình người quả phụ và núi vọng phu nay vẫn đợi chờ chồng. Ôi Tổ Quốc ta hãy nhìn vào hiểm họa , ngang ngót chục lần giặc tràn sang ta đi từ biển . Sông Bach Đằng gầm gào khắc lằn dòng cảm tử, để sóng dữ cuốn chìm bè lũ Thoát Hoan. Xót cho Tổ Quốc trên ba ngàn hòn đảo . Suốt bao đời bọn giặc sài lang đau đáu rập rình bén mảng đến. Làm cho xương máu bạn bè ông cha ta phải đổ hồng trên đảo Trường Sa đã thấm và hòa tan vùi lấp ở đáy biển . Thì cha ơi! Những đứa con yêu , trẻ trung này sẽ sẵn sàng xung phong quên mình trước ngọn sóng hung tàn, sẽ lướt trên đầu sóng dữ đó, chém nát ngay cá kình giữ Biển Đông. Cha ơi ! Chỉ một sắc lệnh về Trường Sa thẳng tiến . Vì hồn dân tộc ông cha ta muôn đời không quên được . Những bóng dáng con tàu vẫn mãi mãi hiên ngang. Cha ơi ! Hãy yên lòng mà yên nghỉ . Chúng con đã xem Hoàng Sa là cha, Trường Sa là mẹ , biển đảo là nhà phải luôn giữ gìn vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Đó là niềm hạnh phúc, vinh dự nhất đúng không cha kính yêu của con.”    Kính cha: Nguyễn Tiến Xuân.
DƯƠNG THIÊN LÝ

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:28 | lượt tải:7

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:256 | lượt tải:36

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:949 | lượt tải:334

30-CT/TU

Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy

Lượt xem:1116 | lượt tải:348

2889/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022

Lượt xem:1179 | lượt tải:573
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ