NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM TỪ KHI BAN HÀNH CHỦ TRƯƠNG ĐẾN NAY

Thứ ba - 25/12/2018 14:38

TCCSĐT - Ngày 19-12-2018, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay”.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Uploads/huunguyen/PTTg-Vu-Duc-Dam-19-12.jpg

Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; đại diện các bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, các văn nghệ sĩ trên cả nước cùng các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn hóa, nghệ thuật Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo, nêu rõ, Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ chính trị, ngày 16-6-2008, về “Tiếp tục xây dựng và phát trển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và chuẩn bị sơ kết 5 năm Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09-6- 2014, của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đi vào cuộc sống, nhằm nhìn lại quá trình hơn 20 năm thực hiện chủ trương lớn của Đảng về xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của đông đảo các nhà hoạt động văn học, nghệ thuật, các văn nghệ sĩ trên cả nước và là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm 2018 của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Xã hội hóa là chủ trương lớn, bao trùm trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa - xã hội, trong đó có văn học, nghệ thuật. Nghị quyết số 90-CP, ngày 21-8-1997, về “Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa” được xem là dấu mốc quan trọng của tiến trình xã hội hóa. Sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương này, hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã có những thay đổi khá toàn diện từ phương thức tổ chức hoạt động đến đầu tư, sáng tạo, thẩm định, đánh giá, phát hành và quảng bá sản phẩm. Dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được quan tâm giải quyết ở tất cả các khâu, các lĩnh vực song không thể phủ nhận được rằng quá trình xã hội hóa đã đạt được những kết quả quan trong bước đầu, như kích thích tinh thần tự chủ, tiềm năng sáng tạo, huy động được các nguồn lực của toàn xã hội vào việc tạo ra các giá trị văn hóa, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần, thẩm mỹ của nhân dân lao động và yêu cầu phát triển đất nước. So với các thời kỳ trước, có thể xem đây là thời kỳ phát triển mới của văn hóa, nghệ thuật với nhiều mô hình, phương thức hoạt động đa dạng, thu hút được mọi nguồn lực xã hội để phát triển… Thực tiễn sôi động, phong phú và không kém phần phức tạp này đòi hỏi cần được tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách kịp thời để tìm kiếm các bài học, mô hình, xác định nguyên lý cho sự phát triển văn học, nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị cùng các nghị quyết khác của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh đang triển khai thực hiện xã hội hóa.

Hội thảo đã diễn ra sôi nổi và tích cực với 70 tham luận và 15 ý kiến phát biểu, trao đổi, thảo luận của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học, lý luận và các văn nghệ sĩ đến từ các địa phương trên cả nước, tập trung vào 4 nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự khác biệt trong nhận thức về khái niệm “xã hội hóa” và chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật ở các lĩnh vực, các địa phương và những hệ lụy nảy sinh. 

Thứ hai, thực tiễn triển khai quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật (bên cạnh những kết quả bước đầu thì quá trình triển khai còn bộc lộ nhiều lúng túng, bất cập, thiếu thống nhất; cách làm và phương thức hoạt động ở nhiều nơi còn tùy tiện; hệ thống thiết chế quản lý thiếu đồng bộ và chưa phù hợp; vai trò của Nhà nước và tư nhân chưa được xác định rõ ràng; tiêu chí đánh giá, thẩm định nghệ thuật chưa có và chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; chưa xác định được mô hình hợp lý để nhân rộng; xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực như thương mại hóa, nghiệp dư hóa; các giá trị truyền thống ít được đầu tư và có nguy cơ bị mai một; còn thiếu các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao…).

Thứ ba, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập của quá trình xã hội hóa văn học, nghệ thuật thời gian qua (do tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước; chủ trương chưa được thể chế hóa cụ thể, rõ ràng, chưa có chiến lược lâu dài và bước đi cụ thể; thực tiễn xã hội hóa phong phú, phức tạp nhưng chậm được tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm và điều chỉnh; chưa có sự đầu tư nghiên cứu thích đáng về mặt lý luận; chưa tạo ra được mô hình tiêu biểu để nhân rộng; chưa coi trọng việc tổ chức khảo sát, trao đổi, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài…).

Thứ tư, vấn đề giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập của quá trình xã hội hóa văn học, nghệ thuật trong hươn 20 năm qua (nhóm giải pháp về tăng cường lý luận nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động; nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, trong đó chú trọng khâu thể chế hóa, làm rõ vai trò của từng chủ thể; nhóm giải pháp về hoạt động thực tiễn như xây dựng mô hình, tổ chức nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tham khảo kinh nghiệm…).

Tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam bày tỏ sự đồng tình với nhiều ý kiến tâm huyết và trách nhiệm của các nhà nghiên cứu, lý luận và các văn nghệ sĩ, đồng thời nhấn mạnh xã hội hóa không có nghĩa là nhà nước buông lỏng quản lý mà là giúp tăng cường các nguồn lực trong toàn xã hội, tăng cường vai trò của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp để phát triển văn hóa, nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân, nhất là người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những bất cập của thực tiễn xã hội hóa văn học, nghệ thuật thời gian qua đòi hỏi chúng ta cần xem xét, khắc phục và điều chỉnh những điểm chưa phù hợp ở một số luật, nghị định liên quan nhằm tạo môi trường pháp lý phù hợp để thực hiện hiệu quả quá trình xã hội hóa văn học, nghệ thuật. Các ý kiến tham luận trong Hội thảo cần được ban tổ chức tập hợp, chọn lọc và đưa vào xây dựng một số nội dung trong “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030” sắp tới./.

Tin, ảnh: Đinh Giang
(Nguồn Tạp chí Công sản)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:204 | lượt tải:33

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:906 | lượt tải:333

30-CT/TU

Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy

Lượt xem:1075 | lượt tải:345

2889/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022

Lượt xem:1137 | lượt tải:570

108/QĐ-H.VHNT

QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Đoàn dự trại sáng tác tại Nhà sáng tác Đại Lải năm 2017 của Hội VHNT Bình Phước

Lượt xem:1203 | lượt tải:0
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ