Truyện ngắn: CHUYỆN BÊN DÒNG SÔNG MĂNG

Thứ tư - 06/12/2017 14:04
Từ đồn biên phòng Hoa Mai, trung tá Quân và thượng sỹ Toàn đến bản Vây vừa lúc mặt trời xế bóng. Đây là lần thứ ba, Toàn theo thủ trưởng làm công tác dân vận. Quay lại Toàn, trung tá Quân nói: - Hôm nay ta dừng lại bản Vây hơi lâu. Lần này chắc sẽ được. Mình tin thế…
Mh: Q. Thi
Mh: Q. Thi

        Bên con suối Lắng đổ về sông Măng, hai mươi mốt nóc nhà bản Vây nằm sát chân núi. Già bản là một người dân tộc Khơ mer, dáng thấp, da ngăm đen, có tên Thạch Khay, quê Trà Vinh. Đất ít người đông, Thạch Khay cùng số người dân ở đó bỏ quê lên Bình Phước lập nghiệp. Qua nhiều lần du canh tự do… Cuối cùng Thạch Khay cũng đưa họ đến “định cư” bên dòng sông Măng. Một lần đáng nhớ cho ông và dân bản Vây, nửa đêm bọn Pôn Pốt ập vào sát hại năm người dân, trong đó có hai trẻ em. Vừa lúc các chiến sỹ vũ trang đồn biên phòng Hoa Mai đến kịp giải cứu, không thì nhiều người dân còn chết tức tưởi trong tay lũ Pôn Pốt. Chuyện đã qua mười mấy năm, song mỗi lần nhớ lại hoặc có ai nhắc tới là Gìa bản Thạch Khay không khỏi rùng mình.

       Đã nhiều lần các chiến sỹ biên phòng đến vận động bản Vây về vùng đất mới. Nơi mà các anh đã chuẩn bị trước, từ khai hoang ruộng rẫy và làm đường, dựng lớp học… Một ngày chưa dời được bản Vây là như thể các anh chưa hoàn thành nhiệm vụ. Bởi đây là nơi dừng chân của kẻ xấu, buôn lậu, vượt biên trái phép. Nơi ẩn náu của các phần tử tội phạm nguy hiểm. Đời sống người dân nơi đây quanh năm đói nghèo, thiếu thốn mọi bề, trẻ em không được đi học. Bản Vây cách xa đồn biên phòng hàng chục cây số, khó khăn trong việc quản lý kiểm soát an ninh biên giới. Đây là việc làm cần thiết và cũng là nhiệm vụ chính trị của cán bộ, chiến sỹ đồn biên phòng Hoa Mai. Toàn nhìn thủ trưởng Quân mấy hôm nay gầy đi trông thấy. Đêm đến, anh thức tới khuya trong phòng trực chỉ huy.

                                                             ***

        Mãi suy nghĩ, bản Vây đã kế bên, một thằng bé chừng mười tuổi, người đen nhẻm ở truồng ngồi chò hỏ bên đường. Nhác thấy có người lạ, nó đứng dậy nheo mắt nhìn.

        - Già bản Thạch Khay có nhà không cháu ? Toàn hỏi thằng bé.

        - Thạch Khay à! “nó” trên đó!”, thằng bé trả lời cộc lốc.

        Toàn nhìn lên mé núi, một vùng rộng bị chặt phá đang đốt cháy nham nhở. Khói ùn lên trên từng đống cây, có mấy người đi lại lum khum trên đó. Toàn nhớ đến câu nói của thủ trưởng Quân trong chuyến đi lần trước “Đối với người dân tộc thiểu số mình phải mềm dẻo và chịu khó đi vận động nhiều lần. Điều cần thiết, phải làm cái gì đó thực tế để họ thấy, họ tin. Khi họ đã tin thì mọi việc sẽ dễ…”.

       - Nghe cán bộ nói, mình tin lắm. Vừa rồi cán bộ vào cho dân uống cái thuốc đau bụng, đau sốt rét. Mấy người đau uống vào nay khỏe mạnh đi làm được hết cả rồi. Cây lớn bằng người ôm, chúng cũng hạ xuống đốt làm rẫy được. Con ma nó “thua” các chú bộ đội biên phòng…! Gìa bản Thạch Khay cười sảng khoái.

        Toàn đứng dậy đi ra ngoài. Quan sát xung quanh một vùng rừng đồi chặt phá nham nhở. Cuối năm 1978, anh về đồn biên phòng Hoa Mai đã có bản Vây, lúc đó chỉ mới mười hai nóc nhà. Thủ trưởng Quân vẫn kiên nhẫn mềm mại thuyết phục Gìa bản Thạch Khay.

        Trong chuyến đi theo Toàn và thủ trưởng Quân lần trước còn có đồng chí y sỹ quân y đồn. Sau khi được Gìa bản Thạch Khạch dẫn đến mấy người đang bệnh. Đồng chí quân y đồn khám, cho uống thuốc. Sau mấy ngày sức khỏe họ trở lại bình thường, mà Gìa bản Thạch Khay vừa nhắc lại trong buổi gặp sáng nay. Bất giác mắt ông chùng xuống, dụi tẩu thuốc, Gìa bản Thạch Khay chỉ tay qua bên kia đồi nói giọng buồn buồn.

     - Ba người nằm ở đó, trong đó có vợ mình, nó sốt rét. Cúng con ma, con ma không chịu mang nó theo luôn. Già bản Thạch Khay chỉ tay về phía cô gái đang ngồi ở xó bếp “Nó tên là Thăm Ly, con gái mình. Con vợ nó chết để lại cho mình đứa con gái. Nó nay được bảy mùa rẫy (*) rồi. Cha con tui sống với nhau, đi đâu tui cũng mang nó theo”. Thăm Ly ngước nhìn thủ trưởng Quân và Toàn. Trên trán cô gái dính mấy vệt lọ, khuôn mặt màu da bánh mật thoáng hồng dưới mái tóc dày hoe hoe màu nắng. Riêng chỉ có đôi mắt sáng của cô gái pha chút u buồn.

     - Mình chuyển ra vùng đất mới thôi Gìa bản Thạch Khay ạ. Ở đó có rẫy mình trồng cây điều, cây tiêu, cà phê và các loại hoa màu. Có ruộng mình cấy lúa. Bộ đội sẽ đến chỉ cho dân cách chăm sóc, cách nuôi con gà, con lợn…”, thủ trưởng Quân chậm rãi nói.

        Để chiến thắng với cách sống lạc hậu tâm linh, tin vào trời đất ma quỷ. Sự kích động xúi giục của kẻ xấu lợi dụng nhân quyền tôn giáo chia rẽ tình đoàn kết quân dân. Người lính biên phòng gánh trách nhiệm nặng nề, đối mặt với bao thử thách khó khăn. Không chỉ bảo vệ an ninh biên giới, giữ vững từng tấc đất cột mốc chủ quyền thiêng liêng. Mà trên “mặt trận không tiếng súng”, các cán bộ, chiến sỹ biên phòng còn phải lo cho dân có cuộc sống ấm no, ổn định chỗ ở, cho các cháu được đến trường. Và đôi khi các anh phải ứng dụng giữa văn minh, kết hợp với tâm linh, tập quán đã thành lệ trong họ…     

       - Dân mình ưng lắm. Tui cũng ưng. Chỉ sợ con ma không muốn cho bản dời chỗ cũ… Gìa bản Thạch Khay nhìn thủ trưởng Quân lo lắng.

       - Không sao đâu, Gìa bản cứ chọn ngày tốt, làm lễ cúng con ma và mời nó  theo. Các bản khác trước đây vẫn làm thế. Thủ trưởng Quân mỉm cười đưa tay giải thích, Già bản Thạch Khay nhìn theo, gật gật đầu, mắt ông sáng lên…!

                                                               ***

       Mọi chuyện tưởng chừng như bế tắc, giờ đã ổn. Hôm chuyển về chỗ ở mới, đơn vị Toàn cử một số chiến sỹ vào phụ giúp dân mang theo những thứ đồ cần thiết. Về chỗ ở mới, bộ đội giúp dân ổn định nơi ăn ở, kịp thời xuống giống đúng mùa vụ.Lớp học tình thương đã dựng sẳn. Bảng đen, sách vở, phấn trắng, bút chì… các anh chuẩn bị từ trước. Giờ học đầu tiên thầy giáo quân hàm xanh dạy các em học hát. Tiếng đọc bài i…a…vang trong bản, mấy mẹ địu con đứng ngoài xem, vui trong ánh mắt.

    Thăm Ly càng lớn càng đẹp. Chủ nhật, Toàn xin phép thủ trưởng Quân đến bản Mới thăm Già bản Thạch Khay. Thăm Ly ngồi chải tóc trước gương lén nhìn Toàn. Toàn lại ngồi bên đặt vào tay Thăm Ly lọ nước hoa và cuốn sổ tay bên trong màu giấy hồng nhạt “Tặng cho Thăm Ly đấy”. Thăm Ly e thẹn nhìn Toàn mỉm cười “Em cảm ơn cán bộ Toàn”. “Tối nay đồn anh có tổ chức văn nghệ kết hợp cùng các chi đoàn bạn. Thăm Ly cùng bà con ra xem”. “Anh vào đón em nhé! Em đợi…”.

       Toàn đi bên Thăm Ly, hương tóc ngây ngất. Cô gái mười năm về trước ốm tong teo mái tóc vàng hoe… đang sánh bước cạnh Toàn. Anh nắm bàn tay Thăm Ly, bàn tay bên trong còn chai cứng quá. Phải rồi, khi còn ở bản Vây, Thăm Ly và người dân ở đó thường mang gùi sau lưng, tuốt lúa bằng tay. Về bản Mới, chi đoàn thanh niên của Toàn kiếm cây làm chân đế, chẻ tre làm thanh đóng thành sạp đập lúa. Toàn kiếm số bao không, rọc ra kết lại cắm cây bao quanh. Mùa vụ thu hoạch lúa nước đầu tiên ở bản Mới vui như hội. Chi đoàn của Toàn giúp dân bản cắt lúa gom lại đập thật vui. Thăm Ly dành làm chung với Toàn, cô bám anh như hình với bóng.

      Đơn vị Toàn phát động trồng rừng trên những vùng dân bản chặt phá làm rẫy trước đây. Già bản Thạch Khay, Thăm Ly cùng số người dân trong bản tham gia. Tiếng nói cười lan vang cả một vùng. Màu áo xanh của lính hòa cùng màu áo dân. Khi ánh nắng tắt dần, tiếng con chim Chờhao đậu trên ngọn cây Cầy cất tiếng “tắt nắng… tắt nắng” “về thôi… về thôi”, bộ đội và dân mới buông tay nghỉ.  

     Ba năm trôi qua, Thăm Ly tốt nghiệp trường trung cấp sư phạm, cô xin về dạy tại bản mình. Toàn được cấp trên cử đi học sỹ quan biên phòng ở Hà Tây.

      - Ngày mai anh đi rồi, dân bản nhớ lắm. Ra trường anh xin trở lại đồn, em đợi. Toàn im lặng, ánh trăng mười sáu loáng sáng mặt sông Măng. Gió biên giới se lạnh, Thăm Ly ngồi sát vào Toàn. Mái tóc cô mềm mại đen ánh tràn qua cánh tay trái của anh. Hơi thở hai người như hòa vào một…

     Xa xa, màn sương trắng phủ dày cả một vùng biên cương…

                                                                                       DUY HIẾN

                                                                                             

 

(*) Người dân tộc thiểu số lúc đó tính tuổi con bằng mùa rẫy (năm một mùa).                                                                                                   

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:17 | lượt tải:3

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:247 | lượt tải:35

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:939 | lượt tải:334

30-CT/TU

Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy

Lượt xem:1107 | lượt tải:347

2889/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022

Lượt xem:1172 | lượt tải:572
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ