Truyện ngắn: CƠN MƯA RỪNG NĂM ẤY

Thứ hai - 11/12/2017 14:14
Mấy hôm nay nghe đài báo về phòng chống lũ ống, lũ quét ở các tỉnh, nhất là Nghệ An làm tôi nhớ đến cơn lũ rừng năm ấy... Tưởng chừng đã cuốn trôi tất cả số phận của những người đồng đội…
Mh: Q. Thi
Mh: Q. Thi

     Chuyện xảy ra vào trung tuần của mùa mưa 1974. Tôi nhớ rất rõ cái đêm đó mưa to như trút. Đơn vị tôi nhận lệnh hành quân gấp theo hướng Tây Bắc. Nơi đơn vị xuất phát là cánh đồng Chum xiên khoỏng lào (đất nước bạn). Trời tối như mực, mưa to không dứt cứ từng cơn liên tục kéo dài. “Sao lại hành quân vào lúc này chứ?”. Và hành quân đến đâu thì không ai biết (vì đây là lệnh khẩn cấp bí mật). Hành quân được hai ngày thì đơn vị chuyển về hướng Bắc. Lội suối, trèo đèo nhiều lúc phải đi cắt rừng để bí mật theo đường trinh sát (tiền trạm dẫn đường). Đến ngày thứ ba chúng tôi mới biết đơn vị hành quân về nước. còn niềm vui nào bằng? Ai cũng hồ hởi, sung sướng, thật khó tả. Khi vừa đặt chân đến biên giới, chúng tôi nhận lệnh của cấp trên: các đại đội triển khai hai bên bờ sông Nậm Hoài, Mường Xén, tỉnh Nghệ An, cho bộ đội nghỉ ngơi mấy ngày ổn định sức khỏe để tiếp tục hành quân. Phải nói thời tiết cũng ưu đãi chúng tôi, bởi những ngày nghỉ chân trời nắng đẹp, phong cảnh nơi đây thật hữu tình. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao mà mình đã được học:

    “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

     Non xanh nước biếc như tranh hoa đồ”

     Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”. Quê hương Bác đây sao? Núi non hùng vĩ. Một buổi chiều hểnh nắng, được lệnh hành quân gấp. Đơn vị lại tiếp tục lên đường. Đang hành quân trên đường 7 vượt qua đoạn eo ngầm, bỗng nghe tiếng “ầm, ầm” như trời giáng. Mọi người hoảng hốt. “Nước lũ” tiếng gào thét vang lên. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi: trời đâu có mưa, vậy mà nước đổ ào ào từ triền núi xuống cuốn theo cả đất, đá, cây rừng. Từ bé đến giờ, nghe nước lũ nhưng  tôi chưa bao giờ thấy cả. Tôi không dám nghĩ tiếp “chuyện gì xảy ra với đơn vị, liệu có bị nước cuốn hết…” Một số đồng chỉ đã vượt tuyến giữa cố sức vượt qua. Số đang xuống thì hoảng hốt chạy ngược lại. “Tử thần” liệu có buông tha. “Cứu tôi với!” Cố thoát thân nhưng dường như ai cũng nghe thấy tiếng kêu cứu vang động cả núi rừng, xé cả nước lũ. Mọi người dạt được lên bờ đường, định thần tiếng kêu cứu, “thôi rồi đồng chí Hùng!” “Các đồng chí ơi cứu đồng chí Hùng với!” Tôi cố gào thét lên và tìm cách bơi ngược lại nhưng nước lũ cuồn cuộn đổ xuống không biết phải làm sao? Hùng không chạy được nên phải bám chặt vào cây rừng, lau le bên đường chờ mọi người tới cứu. Hai bên đường, cán bộ chiến sĩ đứng nhìn Hùng đang ôm chặt cây giữa dòng nước chảy xiết, trong lòng như lửa đốt nhưng không ai bơi đến được. Sức người có chống nổi với sức nước. Liệu Hùng có chịu đựng được? Chỉ cần bàn tay vuột ra là “tử thần” sẽ cuốn Hùng đi. Tim ai cũng như nghẹt thở. Bỗng nhiên lúc này xuất hiện một người nông dân đi kéo vó cá. Độ tuổi trên năm mươi. Nước da ngăm đen, bắp tay cuồn cuộn, nói tiếng Kinh hơi khó nghe: “Các chú yên tâm, tôi sẽ cứu bộ đội cụ Hồ cho!” Nói rồi ông ta lần bám cây lau sậy, le bên đường, đến giữa dòng nước chảy xiết, lấy hết sức bình sinh, rướn người đu bám được đám cây le bên Hùng (Hùng là chiến sĩ trẻ tuổi nhất của đơn vị, mới nhập ngũ, quê ở Thanh Hóa). Tôi không dám nghĩ điều gì sẽ xảy ra với Hùng. Cậu ta mới tham gia được một trận đánh đầu tiên... Tưởng chừng người nông dân với được tay Hùng thì  nước đổ ào ào lại đánh dạt bác ấy ra xa. Trông bác ta mệt nhoài, hơi đứt quãng, tay vẫn cố giữ chặt lau sậy bên đường. Với tất cả kinh nghiệm của người vùng rừng núi, bác nông dân cố nhoài người đến chỗ Hùng. Lần này có vẻ vững chải hơn, bác nắm được tay Hùng. Rồi cứ vậy một tay nắm giữ người Hùng, một tay đu bám lau, le đưa Hùng ra khỏi dòng nước xiết, trước con mắt đầy thán phục của mọi người về sự dũng cảm, không quản gian nguy, không màng tính mạng, cứu được bộ đội cụ Hồ của bác nông dân. Hùng lã ngất đi trong vòng tay đồng đội. “Hùng ơi, số cậu còn may lắm, cố lên! Cuộc hành quân phía trước vẫn đang đợi cậu. Nhất định cậu phải tham gia chiến dịch mùa xuân 75, để được chứng kiến ngày đất nước thống nhất…”

     Bao nhiêu cơn lũ đã đi qua ở Mường Xén, tỉnh Nghệ An. Nhất là cơn lũ lịch sử năm 2011, vẫn còn đọng lại ở mọi người nổi khinh hoàng. Riêng tôi cơn lũ rừng năm ấy cứ đi qua mãi trong tâm trí. Hình ảnh bác nông dân (mà chúng tôi chưa kịp hỏi tên) xuất hiện bất ngờ như ông tiên, đẹp như cây đại thụ của núi ngàn Mường Xén.

NGUYỄN NGỌC DUNG

171/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Lượt xem:193 | lượt tải:69

755/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước năm 2024, 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Lượt xem:185 | lượt tải:51

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:415 | lượt tải:60

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:712 | lượt tải:67

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:1316 | lượt tải:362
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ