vnvn

VẺ ĐẸP CỦA VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT KHÔNG TỪ BỎ MỘT AI

Thứ ba - 13/12/2022 08:47
Đó là lời phát biểu của nhà thơ Phan Hoàng- Uỷ viên Ban Chấp hành (BCH) Hội Nhà văn Việt Nam trong buổi giao lưu chuyên đề “Mấy nét cấu trúc và diễn ngôn trong thơ Việt hiện đại” do Hội Văn học Nghệ thuật huyện Gò Dầu tổ chức ngày 11.12 vừa qua.
img01
Anh, chị, em văn nghệ sĩ Tây Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng nhà thơ Phan Hoàng.
Nhà thơ Phan Hoàng từng là Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nhà văn trẻ kiêm phụ trách báo chí – truyền thông Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2015); Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh khoá VII (2015-2020); Chủ nhiệm Văn phòng miền Nam báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 2015. Ông sáng tác nhiều thể loại: thơ, trường ca, ký sự, tản văn. Đặc biệt, tác phẩm “Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam” của ông được tái bản nhiều lần.img02
Nhà thơ Phan Hoàng trình bày chuyên đề.

Buổi gặp gỡ, giao lưu diễn ra trong không khí cởi mở, thân tình, ấm áp. Nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ nhiều câu chuyện rất thật, rất đời về những con người yêu mến thi ca. Ông kể, tình cờ sáng 11.12, uống cà phê ở một quán nhỏ phía sau Trung tâm Văn hoá – Thông tin huyện Gò Dầu, ông có dịp nghe chị Lê Nguyên, một người bán hàng rong đọc thơ, ông rất xúc động. Nhà thơ Phan Hoàng cho rằng vẻ đẹp của thi ca nói riêng, vẻ đẹp của văn học nghệ thuật nói chung không từ bỏ một ai, cho dù người đó làm bất cứ ngành nghề gì.

Hay câu chuyện về một người bạn của ông gặp biến cố và phá sản. Sau cú sốc lớn, bạn của ông tìm quên trong thơ ca. Sau này, người bạn của ông quay lại kinh doanh và thành công cho đến ngày hôm nay.

Nhà thơ Phan Hoàng cho rằng thơ ca là vô hình nhưng luôn song hành trong cuộc sống của con người. Có người bán bánh mì, bán xôi dạo vất vả nuôi con ăn học, tối về họ vẫn làm thơ, đơn giản để giải toả nỗi lòng.
img03

Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Gò Dầu.

“Mỗi khi đi dọc sông Vàm Cỏ Đông, gợi tôi nhớ đến nền văn hoá Óc-eo, nhớ đến những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Ký ức cũng chính là chất xúc tác tạo nên một tác phẩm thơ ca”- nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ.

Nhà thơ Trần Nhã My- Phó Chủ tịch Hội VHNT huyện Gò Dầu thay mặt Hội cảm ơn nhà thơ Phan Hoàng tham dự buổi giao lưu, hy vọng qua đó cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần sáng tác cho giới văn nghệ sĩ Tây Ninh.

HOÀNG YẾN

Nguồn: Tây Ninh Online

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

171/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Lượt xem:165 | lượt tải:54

755/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước năm 2024, 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Lượt xem:163 | lượt tải:32

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:313 | lượt tải:46

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:577 | lượt tải:61

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:1225 | lượt tải:357
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ