LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT: ĐỀ CAO TÍNH THỰC TIỄN

Thứ tư - 14/08/2019 16:26
Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương vừa tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2018. Tín hiệu đáng mừng là, 15 tác phẩm được tặng thưởng lần này đều có tính thực tiễn, ứng dụng cao vào đời sống văn học, nghệ thuật, đem thêm hy vọng cho sự chuyển biến của văn học, nghệ thuật nước nhà thời gian tới.

Lý luận và phê bình kiến trúc có ý nghĩa lớn trong định hướng kiến trúc nước ta.

NHẬN DIỆN ĐỜI SỐNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

Khác với những lần xét tặng trước, lần này, các tác phẩm tham gia và được tặng thưởng trải rộng trên nhiều lĩnh vực: Văn học, kiến trúc, sân khấu, mỹ thuật, múa, âm nhạc… Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương nhận định: Các tác phẩm được xét tặng thưởng năm nay đều là thành quả nghiên cứu công phu của các tác giả trong một quá trình dài, giúp người đọc và người thưởng thức nhận diện được đời sống văn học, nghệ thuật hiện nay.

Văn học vẫn là lĩnh vực được nhiều nhà lý luận, phê bình quan tâm, thể hiện ở các cuốn sách “Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu, giảng dạy văn học” (Trần Nho Thìn); “Nghiên cứu lý luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kỳ 1865-1954” (Nguyễn Thị Thanh Xuân chủ biên); “Những quan niệm, những thế giới nghệ thuật văn chương” (Lê Quang Hưng), “Năng lượng của văn chương” (Nguyễn Trọng Hoàn)... Tuy đề cập những tác giả, tác phẩm quen thuộc, nhưng các cuốn sách này đưa ra hướng tiếp cận mới, phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy, học tập.

Còn lĩnh vực kiến trúc, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh lại có nhiều tác phẩm lý luận, phê bình phản ánh những vấn đề nóng hổi trong đời sống văn hóa tinh thần. Như tác giả Phạm Minh Phú (chủ biên) với chương trình phát thanh “Việt hóa” phim nước ngoài: "Lối thoát hay bế tắc?”, hay tác giả Cao Ngọc với bài viết “Sự tiếp thu lý thuyết sân khấu nước ngoài ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Việt Quang với bài viết về âm nhạc “Cách tân hay sáng tạo nửa vời, phản cảm”.

Đặc biệt, cuốn sách “Trang phục người Việt xưa - nay” được tặng thưởng mức A của tác giả Đoàn Thị Tình, dù nghiên cứu về trang phục Việt vốn là hướng đi của nhiều nhà nghiên cứu, nhưng tác phẩm có nhiều khảo tả, phân tích về sự riêng có và nổi bật của các trang phục Việt, cùng nhiều hình vẽ phục dựng từ tổng thể đến chi tiết. Điều này được hội đồng xét chọn đánh giá cao, bởi tính ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca múa nhạc hiện nay.

“Lý luận và phê bình kiến trúc ở Việt Nam” của nhóm tác giả thuộc Hội Kiến trúc sư Việt Nam được tặng thưởng mức A, vì đây là cuốn sách hiếm hoi đi sâu lý luận, phê bình về kiến trúc một cách có hệ thống, dễ hiểu, dễ ứng dụng.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ, kiến trúc sư Doãn Minh Khôi, đồng chủ biên tác phẩm, giới kiến trúc sư lâu nay thường tập trung làm nghề, ít viết bài lý luận, phê bình, phản biện xã hội. Trong khi đó, đời sống kiến trúc đương đại có nhiều thay đổi, đặt ra thách thức với người làm nghề. Vì vậy, cuốn sách có thể định hướng kiến trúc ở từng địa phương, đem lại diện mạo phù hợp cho đô thị và nông thôn Việt Nam.

GÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG SÁNG TÁC VÀ THƯỞNG THỨC

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ cho biết, ở lần xét tặng thưởng này, mặt bằng chung về chất lượng tác phẩm được cải thiện. Các tác phẩm thuần nghiên cứu đã vắng dần, thay vào đó là những tác phẩm mang tính phê bình, phản biện xã hội được thực hiện một cách khoa học, công phu trước những vấn đề được xã hội quan tâm, đáp ứng yêu cầu, định hướng của Đảng và Nhà nước, góp phần định hướng sáng tác văn học, nghệ thuật và thưởng thức của công chúng.

Tuy nhiên, không chỉ dừng ở những tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật được tặng thưởng, yêu cầu và nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra với công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay là ngày càng thiết thực, gần gũi với đời sống.

Nhà lý luận, phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân cho rằng, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật phải quan tâm hơn nữa việc giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân thông qua việc phân tích, giới thiệu những tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, nổi bật và phê phán, phản bác có hiệu quả những quan điểm sai trái, lệch lạc trong đời sống văn học, nghệ thuật.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Long, riêng lĩnh vực xuất bản, có đến 2/3 số sách mang nội dung hời hợt, nhảm nhí, thiếu tính định hướng, thiếu tính văn học, ở tầm thấp. Vì vậy, người làm phê bình văn học, nghệ thuật cần dùng những tác phẩm tốt để đẩy lùi những sản phẩm văn hóa độc hại, ít giá trị với công chúng.

Cùng chung nhận định, nhà phê bình điện ảnh Ngô Ngọc Ngũ Long lấy ví dụ, trong buổi ra mắt bộ sách “4 mùa” về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc vừa qua, với sự giới thiệu của nhiều nhà lý luận, phê bình văn học uy tín, đã có đông đảo bạn trẻ đến dự, rơi nước mắt trước những câu chuyện được người trong cuộc kể lại và những cuốn sách giá trị đó đã đến tay nhiều đối tượng.

“Những người làm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cần xuất hiện nhiều hơn trước công chúng, có thể thông qua các cuộc tọa đàm, các kênh truyền hình, phát thanh để phát huy khả năng, tâm huyết, trách nhiệm là “ngọn cờ” chỉ đường đúng đắn, hiệu quả trong đời sống văn học, nghệ thuật”, nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long nhận định.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ khẳng định, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương sẽ tích cực giới thiệu và đưa những tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn lan tỏa trong đời sống; đồng thời, trở thành chỗ dựa tin cậy cho các nhà lý luận, phê bình đấu tranh, phản biện với những vấn đề nóng hổi, nhạy cảm trong đời sống văn học, nghệ thuật, để đưa lĩnh vực này đạt nhiều giá trị mới.

                                                            Dẫn nguồn: tuyengiao.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

171/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Lượt xem:193 | lượt tải:69

755/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước năm 2024, 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Lượt xem:185 | lượt tải:51

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:415 | lượt tải:60

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:712 | lượt tải:67

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:1316 | lượt tải:362
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ