Nét riêng của các ngôi chùa ở Bình Phước

Thứ hai - 09/10/2017 08:44
Không ồn ào, đông đúc, cũng chẳng chen lấn nhau là một trong những nét riêng thường gặp ở các ngôi chùa ở Bình Phước dịp tháng giêng hàng năm. Tuy nhiên, những ngôi chùa ở Bình Phước lại mang dấu ấn đặc trưng rất Bình Phước mà khi khám phá sẽ có những trải nghiệm thú vị.
Chùa Thanh Long là nơi đặt trụ sở Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh
Chùa Thanh Long là nơi đặt trụ sở Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh

LỊCH SỬ TỰ HÀO

Gần với chúng ta là chùa Retchamaha Chettava NaRam (chùa Sóc Lớn) tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh). Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Khơme, là “bảo tàng sống” giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và bề dày lịch sử văn hóa của người Khơme Bình Phước. Ngôi chùa còn có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, đạo lý. Hàng năm, chùa thường tổ chức các ngày lễ của người Khơme như lễ Phật đản, lễ Sen Dalta, lễ Dâng Y Katina, tết Chôl Chnăm Thmây thường diễn ra vào trung tuần tháng 4.

 

Chùa Sóc Lớn được khởi công xây dựng năm 1931. Người đặt nền móng cho việc xây dựng chùa là thượng tọa Tô Chap (1929-1957). Ngài đã cùng già làng và nhân dân chọn địa điểm, thế đất, phong thủy để dựng chùa. Sau đó, thượng tọa Tô Chap chuyển giao việc quản lý chùa cho hòa thượng Meh Khun (1957-1972). Vị hòa thượng này đã cho mở rộng diện tích chùa, trồng cây tạo cảnh quan trong khuôn viên chùa. Khi hòa thượng Meh Khun qua đời, chùa không còn ai trông coi. Trong thời gian từ năm 1994-2009, thỉnh thoảng có một vài tu sĩ đến chăm nom công việc Phật sự một thời gian rồi lại chuyển đi nơi khác, cụ thể có đại đức Lý Sang (1994-2007) và đại đức Thạch Sa Thuơl (2007-2009). Kể từ năm 2009 đến nay, đại đức Thích Pháp Quyền - Thạch Nê (được người Khơme quen gọi là sư Nê) đã chính thức làm trụ trì của ngôi chùa này.

Hầu hết các chùa ở Bình Phước đều gắn liền với cuộc sống của “dân công tra” (công nhân đồn điền cao su dưới thời Pháp). Nhiều ngôi chùa đã chứng kiến nhân dân đứng lên chống thực dân  Pháp và có chùa được dựng lên đã bị đế quốc Mỹ tàn phá nặng nề vào những năm 1972, điển hình như các chùa: Phúc Lâm, Vĩnh Lâm, Trúc Lâm, Bảo Lộc, Linh Thông và chùa  Linh Sơn... ở huyện Lộc Ninh. Tuy hệ thống tượng Phật ở nhiều ngồi chùa bị bắn phá, vùi trong bom đạn nhưng chính từ đây, nhiều ngôi chùa trở thành căn cứ cách mạng, nuôi giấu cán bộ.

TÂM LINH NGÀN ĐỜI

Trong đời sống tâm linh của người dân Bình Phước, chùa là một địa danh rất linh thiêng và tôn kính. Người dân đến chùa để tìm sự bình an, thanh thản sau những giờ phút bon chen với cuộc sống đời thường. Đi chùa đã trở thành một việc làm không thể thiếu của rất nhiều người dân trong tỉnh, không chỉ vào các ngày lễ, tết.

Với người Bình Phước, chùa không đơn thuần chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi thờ cúng những vị thần thánh trong truyền thuyết dân gian và là nơi linh hồn người đã khuất an nghỉ, siêu thoát. Chính vì thế mà người ta đến chùa, dâng hương lễ Phật, bày tỏ sự thành kính trước các bậc thánh thần và ông bà tổ tiên. Người dân Bình Phước đến chùa với nhiều mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cũng có những người đến chùa chỉ để tìm những giây phút bình yên. Nhưng nói chung, khi đến chùa mọi người đều có lòng thành kính, với đức tin, sự thanh thản, bình an trong tâm hồn.

Mỗi ngôi chùa ở Bình Phước có một đặc thù, sắc thái, cấu trúc và hệ thống thờ tự khác nhau. Nhưng tất cả đều là nơi để mọi người sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Có lẽ, khi tìm đến niềm tin ở đức Phật tại các ngôi chùa... con người sẽ thấy vị tha, biết chở che và yêu thương nhau hơn. Khi lấy đạo Phật làm nền tảng, hình như trái tim mỗi người biết giác ngộ, hướng thiện và lấy chân - thiện - mỹ làm gốc... Và những ngôi chùa đã tạo ra sợi dây gắn kết tinh thần cho mọi người. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:26 | lượt tải:7

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:254 | lượt tải:36

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:947 | lượt tải:334

30-CT/TU

Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy

Lượt xem:1114 | lượt tải:348

2889/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022

Lượt xem:1178 | lượt tải:573
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ