Những bàn tay giữ hoa văn truyền thống

Thứ hai - 09/10/2017 10:37
Hình ảnh đẹp nhất mỗi khi đến bản Cha Lang (Mai Hịch, Mai Châu, Hòa Bình) chính là được nhìn thấy những người phụ nữ Thái ngồi dưới mái nhà sàn miệt mài bên khung cửi, tay thoăn thoắt đưa thoi. Sau lưng là những tấm vải đã hoàn thành khoe màu dưới ánh nắng Tây Bắc rực rỡ.
Nghề dệt đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của phụ nữ
Nghề dệt đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của phụ nữ

Hình ảnh đẹp nhất mỗi khi đến bản Cha Lang (Mai Hịch, Mai Châu, Hòa Bình) chính là được nhìn thấy những người phụ nữ Thái ngồi dưới mái nhà sàn miệt mài bên khung cửi, tay thoăn thoắt đưa thoi. Sau lưng là những tấm vải đã hoàn thành khoe màu dưới ánh nắng Tây Bắc rực rỡ.

    Đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ

    Trong quan niệm của người Thái, gái biết dệt vải, trai biết đan chài đã trở thành những tiêu chuẩn trong cộng đồng. Theo trưởng thôn Cha Lang Hà Văn Bon, Cha Lang là khu xóm cổ của người Thái, với 125 hộ dân đang sinh sống. Ở đây có gần 90% nhà dân là nhà sàn truyền thống, bà con vẫn giữ được những tập tục cha truyền con nối bao đời nay, từ lời ăn tiếng nói, tới trang phục truyền thống. Những người phụ nữ ở Cha Lang cũng không bao giờ quên giữ gìn những khung cửi, vẫn học hỏi những cách se sợi, nhuộm màu, thêu thùa may vá. Dù cuộc sống hiện đại đã thay đổi nhiều, thế hệ trẻ trong bản cũng đã bắt đầu ra khỏi lũy tre làng, thoát khỏi ruộng nương đi xa, nhưng phụ nữ ở xóm Cha Lang vẫn lách cách đưa thoi, đều tay quay sợi, tỉ mỉ cân nhắc cách kéo sợi lên khung, gảy hoa văn…

    Trước đây, sản phẩm thổ cẩm của người Thái đều được se sợi từ bông tự nhiên. Quá trình nhuộm màu sợi vải vất vả, cầu kỳ với việc tìm nguyên liệu tạo màu như cỏ xanh, lõi cây mít, hoa hiên… để ra được các sợi màu xanh, đỏ, tím, vàng sặc sỡ. Sau khi nhuộm còn phải phơi khô bằng ánh nắng tự nhiên để lên màu đẹp rồi mới đưa vào dệt. Ngày nay, nhiều công đoạn đã được giản lược bởi máy móc, nhưng nhiều gia đình vẫn chú trọng đến việc tìm sợi bông tự nhiên, tuân thủ phương pháp sản xuất bằng tay từ kéo sợi, nhuộm màu, dệt vải.


    Mỗi dịp lễ tết hay ngày vui của gia đình, xóm bản, nhìn mọi người đều hân hoan với những bộ trang phục mới, những chiếc khăn piêu tinh tế, những cô gái nhấn nhá khoe vẻ đẹp thắt đáy lưng ong với cạp váy nhiều chi tiết hút mắt… đều là thành quả bao ngày của những “đôi bàn tay” vàng, là bà, là mẹ, là chị trong gia đình.

    Du khách trải nghiệm cách se sợi

    Cầu nối với du lịch

    Cha Lang vẫn là một xóm bản đặc trưng ở Mai Châu, hầu hết các gia đình đều làm nông nghiệp. Nghề dệt thổ cẩm là một nghề phụ của bà con trong xóm, thường tranh thủ lúc nông nhàn. Sản phẩm trước đây chủ yếu để phục vụ trong gia đình, cũng đứng trước thách thức không nhỏ khi nghề dần mai một trước sức ép của cuộc sống hiện đại.

    Vài năm trở lại đây, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ cộng đồng tại Mai Châu, trong đó có việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tại Cha Lang. Theo đó, ngoài dịch vụ homestay, nhiều hộ gia đình thực hiện các sáng kiến kinh doanh vệ tinh phục vụ du lịch để có thể thêm trải nghiệm và giữ chân du khách được lâu hơn, trong đó có hướng kinh doanh các sản phẩm thủ công như dệt thổ cẩm. Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Giám đốc trung tâm Cohed cho biết, dự án hỗ trợ cho nhóm phụ nữ khôi phục nghề dệt thổ cẩm, tạo không gian trình diễn nghề ngay tại bản để du khách có thể tìm hiểu và mua sản phẩm thủ công truyền thống của bà con.

    Từ khi có thêm hướng phát triển gắn với du lịch, bà con Cha Lang đã bắt đầu có thêm nhiều ý tưởng mới trong thiết kế các sản phẩm thủ công. Những người phụ nữ khéo tay đã bắt đầu dệt thêm những chiếc chăn, gối, khăn, rèm cửa… Những sản phẩm này được dùng để trưng bày và sử dụng trong những hộ gia đình làm lưu trú tại bản. Dần dần, bà con còn biết làm những sản phẩm tinh tế như mũ, khăn, túi xách, thú nhồi bông, giày, dép, hộp đựng đồ trang điểm, móc điện thoại... để bày bán cho du khách làm quà lưu niệm.

    Chị Dương Thanh Trà, du khách đến từ Hà Nội rất vui sau khi được bà Hoàng Thị Cẩm dạy cách dệt vải. Chị chia sẻ, so với nhiều điểm du lịch cộng đồng đã từng đến, trải nghiệm dệt vải ở Cha Lang khiến chị cảm thấy thích thú. Nhìn công sức của những người phụ nữ trong xóm để thực hiện được một tấm vải dệt thổ cẩm, chị cảm thấy rất đáng trân trọng và tự hào giới thiệu với nhóm du khách quốc tế đi cùng đoàn.

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết

    1716-CV/TU

    Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

    Lượt xem:16 | lượt tải:3

    236/QĐ-UBND

    Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

    Lượt xem:243 | lượt tải:35

    26/HNV

    Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

    Lượt xem:935 | lượt tải:334

    30-CT/TU

    Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy

    Lượt xem:1103 | lượt tải:347

    2889/QĐ-UBND

    Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022

    Lượt xem:1167 | lượt tải:572
    mailc
    bdaontm
    vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ