Rối loạn cảm xúc theo mùa: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn cảm xúc theo mùa thường có xu hướng tái phát vào mùa đông và thuyên giảm nhẹ hơn vào mùa xuân, do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xung quanh do người bệnh ngày càng có xu hướng cô lập bản thân mình. 

Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì? 

Rối loạn cảm xúc theo mùa  có tên khoa học là Seasonal Affective Disorder (SAD) hay còn được gọi là trầm cảm theo mùa hay “nỗi buồn mùa đông” - Winter blues. Đây là một dạng rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi thời điểm xuất hiện, chính là vào các giai đoạn giao mùa. Phổ biến nhất là trầm cảm vào cuối mùa thu hoặc đông, sau đó có xu hướng thuyên giảm dần hay chấm dứt khi bước sang mùa xuân.

Rối loạn cảm xúc theo mùa có xu hướng xuất hiện chủ yếu vào các thời điểm cuối thu, đầu đông, khi thời tiết trở lạnh và ít ánh sáng mặt trời hơn 

Ai cũng có thể mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa nhưng phổ biến nhất vẫn là những người trẻ trong giai đoạn từ 20- 30. Các triệu chứng được biểu hiện hoàn toàn tương đồng với các triệu chứng trầm cảm thông thường tuy nhiên có thể ở mức độ nhẹ hơn. Thống kê cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc rối loạn cảm xúc theo mùa cao hơn nam giới nhiều lần.

Tuy nhiên, SAD vẫn có thể xảy ra vào mùa xuân hay mùa hè và thuyên giảm khi bước vào mùa thu nhưng tỷ lệ khá thấp. Trạng thái tụt giảm khí sắc, thay đổi cảm xúc thường xuất hiện do những ảnh hưởng từ sự thay đổi lượng ánh nắng mặt trời hấp thụ được.

Mặc dù rối loạn cảm xúc theo mùa thường diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể thuyên giảm dần, tuy nhiên lại có xu hướng lặp lại theo chu kỳ vào giai đoạn đó trong năm sau. 

Thống kê cho thấy có đến khoảng 10 triệu người Mỹ mắc chứng trầm cảm theo mùa mỗi năm, trong đó 10- 20% ở mức độ nhẹ và khoảng 6% có các triệu chứng nặng cần phải nhập viện điều trị. Dù vậy trạng thái này thường rất khó phát hiện sớm, thậm chí có những người vượt qua giai đoạn SAD nhẹ khi bước sang mùa xuân mà không cần điều trị. 

Chẳng hạn một người mắc SAD vào mùa thu năm nay thì năm sau vẫn có thể tái phát. Điều này thay đổi sức khỏe, công việc, tinh thần, các mối quan hệ hay nói chung là các khía cạnh trong đời sống xã hội của mỗi người. Mặt khác dù các triệu chứng khá nhẹ nhưng nếu không kiểm soát sớm vẫn có thể gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực khác nên tuyệt đối không được chủ quan. 

Các triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa 

Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa cũng khá tương đồng với các triệu chứng trầm cảm chính thông thường, tuy nhiên thường ở mức độ nhẹ hơn. Các biểu hiện xuất hiện liên tục, luân phiên sau đó dần giảm nhẹ và biến mất chứ không nặng dần như trầm cảm thông thường nên đôi lúc hoàn toàn có thể bị bỏ qua. 

Người mắc SAD luôn trong trạng thái chán nản, uể oải, tiêu cực, không muốn làm bất cứ việc gì 

Một số biểu hiện điển hình của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa bao gồm

  • Tâm trạng xấu kéo dài, luôn trong trạng thái uể oải, chán nản, mệt mỏi, ủ rũ không rõ nguyên nhân

  • Tụt giảm năng lượng khiến người bệnh có cảm giác như không còn sức sống 

  • Không còn quan tâm hay hứng thú với các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như việc ăn uống, du lịch, mua sắm dù trước khi rất thích

  • Có xu hướng thèm ăn thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao mạnh mẽ - điều này cũng khiến nhiều người tăng cân đáng kể

  • Thèm ngủ và có xu hướng ngủ quên thường xuyên 

  • Nhạy cảm hơn với mọi thứ, có xu hướng dễ khó hay dễ cáu gắt dù các vấn đề đó vốn không nghiêm trọng đến như thế, đặc biệt khi bị từ chối 

  • Thiếu tập trung chú ý, thường rơi vào tình trạng lơ đãng, dễ bị giật mình 

  • Cảm thấy cơ thể nặng nề, di chuyển chậm chạp, uể oải..

  • Hầu như không muốn làm bất cứ việc gì mà chỉ muốn nằm một chỗ

  • Có xu hướng tự tách biệt bản thân với xung quanh, không muốn giao tiếp hay trò chuyện với ai mà trốn tránh trong phòng

Bên cạnh đó, rối loạn cảm xúc theo mùa xuất hiện ở thời điểm mùa hè hay mùa xuân thì lại có thể xuất một vài các đặc điểm trái ngược, chẳng hạn như giảm cân, chán ăn, mất ngủ, bối rối và lo âu nhiều hơn. 

Ngoài ra các chuyên gia cũng chỉ ra một số biểu hiện khác của  trầm cảm chính cũng xuất hiện ở rối loạn cảm xúc theo mùa như cảm giác tội lỗi, bất lực hoặc cảm thấy đau bụng, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc theo mùa

Theo các chuyên gia, sự mất cân bằng các yếu tố sinh hóa trong não bộ được coi là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn cảm xúc theo mùa. Cụ thể hơn thì việc thiếu hấp thụ ánh nắng trong giai đoạn cuối thu và trong toàn bộ mùa đông khiến não bộ hoạt động chậm chạp, thiếu các nội tiết tố cần thiết cho việc điều chỉnh cảm xúc.

Sự thiếu hụt ánh nắng mặt trời làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone được cho là nguyên nhân chính gây rối loạn cảm xúc theo mùa 

 

Trong đó, sự thiếu hụt melatonin hormone tự nhiên được tổng hợp trực tiếp từ ánh nắng mặt trời được cho là yếu tố liên quan chặt chẽ nhất. Trong đó hormone này có xu hướng tăng lên trong bóng tối và gắn liền với bệnh trầm cảm khiến cho người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và lờ đờ. Thời điểm cuối thu và mùa đông, ánh nắng mặt trời ít và nhẹ nhàng khiến nồng độ  melatonin được tăng vọt dẫn tới cảm giác uể oải và ngủ nhiều quá mức.

 

Mặt khác việc giảm thời lượng hấp thụ ánh mặt trời cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo ra vitamin D và khiến cho nồng độ chất dẫn truyền Serotonin cũng bị thiếu hụt đáng kể. Serotonin cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh đồng hồ sinh học của con người nên khi nó bị thiếu hụt cũng tác động trực tiếp đến tâm lý và làm rối loạn cảm xúc. 

 

Một số yếu tố khác được cho là có liên quan như yếu tố di truyền, chẳng hạn nếu trong gia đình có người mắc trầm cảm thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc SAD cao chính là những người sống ở các khu vực có mùa đông quá lạnh, không có ánh mặt trời, thường là xa về phía bắc hay phía nam của đường xích đạo. 

Rối loạn cảm xúc theo mùa có nguy hiểm không? 

So với trầm cảm chính thì rối loạn cảm xúc theo mùa ở mức độ nhẹ hơn nhiều. Các triệu chứng của bệnh có xu hướng thuyên giảm dần theo thời gian, khi ánh nắng lên thì các biểu hiện càng nhẹ nhàng hơn, tinh thần thoải mái hơn đáng kể. Tuy nhiên không nên vì vậy mà chủ quan với tình trạng này.

Rối loạn cảm xúc theo mùa cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, sức khỏe và công việc mỗi người 

 

Dù ít hay nhiều, các trạng thái mà rối loạn cảm xúc theo mùa gây ra cũng làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, công việc và tinh thần của mỗi người. Ở trạng thái tụt giảm năng lượng, người bệnh hầu như không thể hoàn thành tốt công việc hay học tập, thường xuyên chậm trễ và chán nản. Các mối quan hệ cũng ngày càng tách rời do xu hướng tự cô lập bản thân của người bệnh.

 

Trong trạng thái tiêu cực, chán nản cũng có rất nhiều người có xu hướng lạm dụng bia rượu, chất kích thích hoặc các chất gây nghiện khác để giải tỏa cảm xúc. Sức khỏe, chất lượng công việc, tinh thần có thể tụt dốc không phanh trong trạng thái này. Lòng tự trọng và sự tự tin của người bệnh cũng giảm đáng kể. 

 

Bên cạnh đó, rối loạn cảm xúc theo mùa nếu không sớm khắc phục hoàn toàn cũng sẽ làm tăng nguy cơ tái phát theo đúng chu kỳ, tức là vào thời điểm đó của năm sau. Không chỉ tinh thần mà thể chất của mỗi người cũng tụt giảm đáng kể nếu tình trạng này kéo dài.

Vượt qua rối loạn cảm xúc theo mùa 

Rối loạn cảm xúc theo mùa được chẩn đoán khi tình trạng tụt giảm năng lượng, chán nản, không có liên quan đến các yếu tố gây căng thẳng hiển nhiên ( chẳng hạn như thất nghiệp). Tuy nhiên các triệu chứng này cũng dễ gây nhầm lẫn với trầm cảm nhẹ hay một số bệnh lý khác, chẳng hạn chứng nhược giáp, hạ đường huyết cùng một số vấn đề khác.

 

Dù vậy đối phó với rối loạn cảm xúc theo mùa thường cũng không quá khó khăn. Điều chỉnh lại các hoạt động hằng ngày, tăng cường tiếp xúc với ánh sáng, chăm sóc tâm lý, tham gia vận động và trò chuyện nhiều hơn có thể mang đến nhiều thay đổi tích cực cho các bệnh nhân.

Liệu pháp ánh sáng 

Trạng thái chán nản, tiêu cực được hình thành từ chính việc thiếu hấp thụ ánh sáng nên cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề này chính là để người bệnh tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời. Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh tắm nắng mỗi ngày để hấp thụ ánh sáng mặt thời, tăng cường sản sinh các hormone cần thiết giúp điều chỉnh tâm trạng.

Liệu pháp ánh sáng mang đến rất nhiều cải thiện tích cực cho các bệnh nhân rối loạn cảm xúc theo mùa 

Trong trường hợp nơi người bệnh ở không có ánh nắng hoặc có ít ánh nắng, không đủ đáp ứng với tình trạng bệnh nhân sẽ được chỉ định tham gia liệu pháp ánh sáng (phototherapy) để đảm bảo mang đến những cải thiện tích cực nhất. Phương pháp này đã được nghiên cứu đưa vào điều trị cho các bệnh nhân rối loạn cảm xúc theo mùa từ những năm 1980 và được đánh giá có đem lại rất nhiều phản ứng tích cực cho người bệnh.

 

Cách thực hiện phương pháp này vô cùng đơn giản bởi người bệnh ngồi gần thiết bị chiếu sáng huỳnh quang với với khoảng 10.000 lux ánh sáng trong khoảng 30- 90 phút mỗi ngày. Ánh đèn này được thiết kế mô phỏng với ánh nắng ngoài trời, nhờ đó giúp tăng cường hàm lượng melatonin, serotonin và vitamin D một cách đáng kể, mang đến sự cân bằng các yếu tố sinh học trong não bộ cho người bệnh hiệu quả.

 

Liệu pháp ánh sáng cũng được sử dụng nhiều để điều chỉnh lại giấc ngủ vì có thể thiết lập lại nhịp sinh học của melatonin ở mức độ phù hợp cho từng người. Tuy nhiên một số vấn đề đặt ra ở phương pháp này chính là cần phải ngồi với khoảng cách phù hợp vì các ánh sáng từ đèn này vô tình cũng có thể làm tổn hại đến da hay mắt.

 

Thường liệu pháp ánh sáng có thể được chỉ định cho người bị rối loạn cảm xúc đến thời điểm bước sang mùa xuân hoặc khi ánh nắng tự nhiên đã bắt đầu xuất hiện trở lại.Dừng liệu pháp quá sớm cũng có thể khiến các triệu chứng tái phát nên cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Trị liệu tâm lý 

Tâm lý trị liệu được cho là biện pháp chính có thể giúp ích cho các bệnh nhân rối loạn cảm xúc theo mùa, đặc biệt trong giai đoạn mà các liệu pháp ánh sáng chưa thể mang đến kết quả ngay. Theo các chuyên gia, mặc dù SAD chủ yếu liên quan đến các yếu tố sinh hóa nhưng trị liệu tâm lý cũng có thể giúp ích trong việc điều chỉnh các hành vi lành mạnh và tích cực cho người bệnh.

 

Mục tiêu của trị liệu tâm lý là giúp bản thân người bệnh hiểu được vấn đề của bản thân, điều chỉnh những suy nghĩ, tư duy lệch lạc theo hướng đúng đắn và lành mạnh hơn. Những cảm xúc tiêu cực, trạng thái tồi tệ dần biến mất và thay thế bằng sự thoải mái trong tinh thần. 

Người bệnh cũng học được cách kiểm soát cảm xúc, quản lý căng thẳng, tự kích thích năng lượng cho bản thân để tránh nguy cơ tái phát. 

 

Trị liệu tâm lý giúp điều chỉnh hành vi, tư duy của người bệnh theo hướng tích cực và phù hợp hơn 

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC là địa chỉ cung cấp các dịch vụ trị liệu tâm lý theo hướng khoa học, tự nhiên, mang đến cuộc sống hạnh phúc, tâm an cho rất nhiều người. Rất nhiều khách hàng đã và đang điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa tại đây và đều đem lại những thay đổi tích cực trong đời sống tinh thần chỉ trong một thời gian ngắn. 

 

Lộ trình trị liệu của trung tâm NHC khá ngắn, chỉ trong vòng 21 ngày với các liệu pháp được khoa học đã được nghiên cứu chuyên sâu, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Các chuyên gia sẽ dành thời gian trò chuyện để thấu hiểu tâm sư, suy nghĩ của từng khách hàng, từ đó dần tìm cách gỡ rối những khúc mắc trong lòng. Nhà trị liệu tại cũng hướng dẫn các biện pháp thư giãn, điều chỉnh tâm trạng, cân bằng cảm xúc để tự xoa dịu cho những lo lắng, căng thẳng vô hình của bản thân.

 

Các biện pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh của Trung tâm tâm lý trị liệu NHC đều hướng tới định hướng lâu dài, không chỉ lấy lại cảm xúc ở thời điểm hiện tại mà còn để bản thân người bệnh tự biết cách phòng tránh nguy cơ tái phát ở tương lai. Không chỉ tinh thần mà thể chất của người bệnh cũng được cải thiện một cách đáng kể nhờ các biện pháp chăm sóc trị liệu tại trung tâm NHC. 

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh 

Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Cơ sở 2: Số 05 Lô 13A, Trung Yên 6, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

  • Hotline: 096 589 8008

  • Website: tamlytrilieunhc.com

  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

  • Faceboook: FB.com/tamlytrilieuNHC/

Điều chỉnh lối sống lành mạnh 

Như đã nói, rối loạn cảm xúc theo mùa thường liên quan đến yếu tố sinh hóa, lối sống của một người bị thay đổi do ảnh hưởng từ thời tiết nên việc điều chỉnh lối sống khoa học hơn có thể giúp ích cho các đối tượng này. Người bệnh nên thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ, chuyên gia tâm lý kết hợp với lối sống lành mạnh để nhanh chóng vượt qua trạng thái này.

Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày có thể mang đến nhiều lợi ích cho cả thể chất lẫn tinh thần 

Một số biện pháp có thể giúp ích cho người bị rối loạn cảm xúc theo mùa trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như

  • Tăng cường thói quen vận động hằng ngày như đi bộ, chơi thể thao, đạp xe để tăng cường cả thể lực lẫn tâm trí. Nếu thời tiết quá lạnh khiến bạn không thể ra ngoài thì cũng nên tăng cường các hoạt động vận động thể lực trong nhà, chẳng hạn như yoga, hít đất hay đi bộ lên xuống nhiều lần

  • Cố gắng ra ngoài nhiều nhất có thể, đặc biệt trong các thời điểm ngoài trời có nắng

  • Thực hành thư giãn, giảm căng thẳng tức thì bằng các biện pháp đơn giản như hít thở với tinh dầu, tắm nước nóng, xông hơi...

  • Duy trì giấc ngủ ổn định, đảm bảo ngủ 7- 8 tiếng mỗi ngày nhưng không nên thức quá khuya 

  • Người bị rối loạn cảm xúc theo mùa cũng được các chuyên gia khuyến khích thực hành thiền hay tập yoga hằng ngày để mang đến những cải thiện tích cực nhanh chóng

  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau xanh, trái cây, các nhóm gia vị giữ ấm ( chẳng hạn như gừng), các loại hạt hay các nhóm thực phẩm bổ dưỡng khác

  • Không sử dụng bia rượu, thuốc lá hay các loại chất kích thích khác nếu tâm lý chưa thực sự ổn định

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ và chia sẻ khi cần thiết. Chia sẻ những khó khăn, lo lắng, căng thẳng của bản thân với bạn bè cũng giúp tâm trí của bạn thả lỏng và lạc quan hơn

 

Rối loạn cảm xúc theo mùa dù được đánh giá không quá trầm trọng như trầm cảm chính nhưng nếu không sớm tìm cách khắc phục vẫn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống. Luôn duy trì một lối sống lành mạnh trong mọi thời điểm, ăn uống đầy đủ, suy nghĩ tích cực là cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ SAD tái phát vào các thời điểm năm sau.

 

Tìm hiểu thêm:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây