Quan Thế m Bồ Tát là ai? Sự Tích Về Quan Thế Âm Bồ Tát


Quan Thế Âm Bồ Tát chính là một vị Bồ Tát có quyền năng rất lớn chỉ đứng sau Đức Phật A Di Đà. Quan Thế Âm Bồ Tát thường được biết đến với tên gọi là Phật Bà Quan Âm, Mẹ Quan Âm, Quán Thế Âm Bồ Tát, Phật bà nghìn mắt nghìn tay. Trong Phật Giáo Đại Thừa đặc biệt là trong kinh diệu pháp liên hoa cũng có mục nhắc về danh hiệu và ứng thân của Quan Âm Bồ Tát. Theo kinh diệu Pháp Liên Hoa thì Quan Âm Bồ Tát thực tế có tới 33 ứng thân và cho tới ngày nay có nhiều kinh Phật cũng từng lưu lại một số ứng thân hiệu nghiệm trên trần thế tiêu biểu là Quan Âm Thị Kính, và Quan Âm Nam Hải hay chính là Quan Âm Diệu Thiện.

Trong Phật Giáo Nguyên Thủy ít có nhắc tới Quan Âm Bồ Tát. Tuy nhiên ở các tông giáo Phật Giáo khác thì Quan Thế Âm Bồ Tát được biết đến khá nhiều. Ngày nay, ở đa số các ngôi chùa tại Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước có truyền thống Phật Giáo đều có thờ Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát khai được 5 giác. Tức là tai cũng có thể nhìn thấy, mắt có thể nghe thấu mọi sự trên thế gian. Chính vì thế mà Quan Âm Bồ Tát có thể nghe thấu mọi nỗi đau, khó khăn cũng như những bất hạnh mà chúng sanh gặp phải.

Xem thêm bài viết : Tượng Phật Đẹp Rước Tài Lộc

Quan Âm Bồ Tát với hạnh nguyện từ bi, cứu vớt mọi chúng sanh đau khổ lầm than. Miễn là chúng sanh niệm danh hiệu Người đều được người phổ độ và cứu vớt. Cũng chính vì tấm lòng bao la, rộng lớn như vậy nên Quan Thế Âm Bồ Tát thường được biết đến với hình tướng như một người mẹ, một người bà thương yêu chăm lo cho những đứa con.

Sự Tích Về Phật Bà Quan Âm Bồ Tát

Để nói về giai thoại Quan Thế Âm Bồ Tát thường có rất nhiều thuyết từng nói về Phật Quan Thế Âm. Tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải.

1. Sự Tích Quan Âm Thị Kính

Tại thời điểm đó Quan Âm Bồ Tát đã tu và đi qua hết kiếp thứ 9, sang kiếp thứ 10. Người giáng thế đầu thai vào làm con gái của nhà họ Sùng. Nhà họ Sùng lúc bấy giờ là một nhà giàu có thời Cao Ly, tuy nhiên ông bà đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có con. Sau đó ông bà đến chùa cầu tự và sinh ra một cô con gái đặt tên là Thị Kính.

Xem thêm: Nên thờ vị Phật nào trong nhà

Lúc bấy giờ khi tới tuổi lấy chồng, Thị Kính là một cô gái có diện mạo trang nghiêm, đẹp đẽ. Lúc đó ở làng kế bên có người cũng đến tuổi lấy vợ tên là Thiện Sĩ. Thiện Sĩ cũng là con trai của một nhà giàu có nức tiếng trong vùng. Tuy nhiên khi 2 nhà kết thông gia với nhau thì Thị Kính không lấy làm vui mừng. Vì nàng biết rằng trong nhà chỉ có mỗi mình nàng lại là con gái. Nếu nàng đi lấy chồng thì lấy ai lo lắng, chăm sóc cha mẹ lúc về già.

Tuy nhiên về phía vợ chồng ông Sùng cũng nói rằng chỉ cần con gái được gả đi là đã thấy vui mừng và nở mặt. Thế là Thị Kính về làm dâu nhà Thiện Sĩ. Trong một ngày nọ, Thị Kính đang ngồi may áo, Thiện sĩ đọc sách và ngủ quên gần chỗ nàng. Lúc ấy nàng thấy trên mặt Thiện Sĩ có một cọng râu, mà nàng cũng lại là người từng xem qua nhiều sách tướng biết rằng cọng râu đó sẽ phá nhiều nét tướng. Thế là sẵn cây kéo trên tay nàng liền tính cắt bỏ đi. không ngờ ngay lúc nàng vừa hạ kéo xuống thì bỗng nhiên Thiện Sĩ mở mắt và thấy nàng đang cầm kéo tiến về phía cổ. Thiện sĩ liền la to lên rằng vợ muốn giết mình.

Mặc dù lúc đó Thị Kính có giải thích nhưng cả cha mẹ chồng và chồng đều không tin nàng. Thế là họ liền mời thông gia đến để từ hôn và đưa nàng về nhà. Sau khi trao đổi không thành thì vợ chồng ông Sùng liền đưa con gái trở về nhà.

Thời gian sau đó, khi tâm trí bình an lại Thiện Sĩ đã rất đau buồn vì không nghĩ sự việc đó lại khiến vợ chồng đường ai nấy đi. Thị Kính trở về nhà nhưng nàng lại sợ người đời chê trách cha mẹ. Sợ cha mẹ vì nàng mà buồn phiền thêm. Nên ngay sáng ngày hôm sau, nàng đã giả trang làm thân trai để rời bỏ nhà ra đi.

Nàng đi tới một ngôi chùa và vô tình nghe thầy giảng pháp. Lúc ấy nàng liền xin thầy thọ pháp để nàng được quy y. Lúc ban đầu thầy lấy làm nghi ngờ nhưng nhờ sự chân thành của Nàng thì Thầy đã xuống tóc quy y cho Nàng và phát danh hiệu là Kính Tâm.

Bởi Vì Kính Tâm là nữ nên diện mạo và gương mặt đoan trang. Rất nhiều tín nữ lên chùa đều ngưỡng mộ ngài đặc biệt là tín nữ thị màu. Thị Màu luôn viện cớ lên chùa để được gặp Kính Tâm. Tuy nhiên, Kính Tâm không để ý tới Thị Màu. Buồn lòng, thị màu liền qua lại với người ở dẫn đến có thai. Lúc bấy giờ, thai đã lớn mà Phú Ông ép hỏi nên thị màu liền trả lời là con của Kính Tâm.

Khi đó Thầy Chùa cùng Kính Tâm đứng trước búa rìu của xã hội. Mặc cho Kính Tâm giải thích kêu oan nhưng không ai tin. Về sau Thầy liền đưa Kính Tâm đến một am nhỏ gần đó để tránh miệng lưỡi người đời. Lúc Kính Tâm tu tập ở đó thì Thị Màu sinh con liền đem đến trước cửa am để lại tờ giấy "con của người nay ta đem trả cho ngươi". Kính Tâm nhìn đứa trẻ trong giỏ chợt thấy thương cảm.

Sãi Kính Tâm khi đó đem đứa trẻ về am nuôi nấng. Sư cụ thấy như thế liền nói với nàng rằng. Con nói đứa trẻ này không phải con của con nhưng nay con lại nuôi dưỡng nó. Con thật khiến ta cũng cảm thấy nghi ngờ. Kính Tâm bèn đáp rằng: Đệ tự thực là thấy thương cảm và cũng vâng lời thầy nên con đã cứu đứa trẻ này.

Tìm hiểu thêm chi tiết hơn : Quan Âm Bồ Tát là Ai?

Tuy nhiên sau đó Kính Tâm cũng không trở lại chùa mà ẵm đứa con của Thị Màu ra ngoài am ở. Cho tới năm đứa trẻ lên 3 tuổi, vì biết mình sắp phải rời thân thể ở cõi này, nên nàng đã viết 2 bức thư : 1 bức gửi về cho cha mẹ của nàng. Một bức nàng kêu đứa nhỏ mang lại cho sư cụ. Trong thư trình bày với sư cụ. Thị Kính liền đem câu chuyện kể lại. Sư cụ sau đó liền sai các ni cô đến thay quần áo, y phục và khấn niệm Nàng.

Sau khi hay tin Kính Tâm chính là thân nữ giả nam. Lúc ấy Quan lại một lần nữa cho gọi cha con phú ông và thị màu. Lúc ấy vì quá hổ thẹn nên thị màu đã quyên sinh để thoát khỏi khổ nhục.

Về phần cha mẹ Thị Kính, sau khi nghe tin con mất thì vô cùng đau đớn. Cha mẹ cùng thiện sĩ đã tới tang lễ và nói những lời ăn năn. Thuyết kể lại rằng, Sau khi Quán Thế Âm rời bỏ cõi trần thế về lại thân thể Bồ Tát thì ngài đã phổ độ và hồi hướng thiện sĩ cũng như cha mẹ của nàng về cõi tây phương. thiện Sĩ trở thành con chim ngậm xâu chuỗi bồ đề bên cạnh đức Quán Âm.

Và đứa con trai nhỏ của thị Màu cũng được Đức Quán Thế Âm cho lại đắc quả hầu kề cận bên Ngài. Cũng vì lý do này mà trong nhiều hình tướng chúng ta thường thấy trên tay Quan Thế Âm Bồ Tát luôn bồng một em bé nhỏ.

>> Tham khảo: Tranh thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát dát vàng cao cấp

2. Sự Tích Quan Âm Nam Hải hay còn gọi Quan Âm Diệu Thiện

Tương truyền rằng tại một tiểu vương quốc có tên là Hưng Lâm. Đức vua Diệu Trang sinh hạ được 3 người con gái là Diệu Thanh, Diệu Âm và Diệu Thiện. 2 chị thường dẫn Diệu Thiện ra ngoài cung thành chơi. Ngay lần đầu tiên ra cung chơi thì nàng đã thấy nhiều cảnh khổ, trong lòng bỗng dâng lên cảm xúc thương xót. Nàng thấy cảnh một người mẹ đang khóc lóc vô cùng thảm thiết vì đứa con nhỏ của bà vì không có đồ ăn mà qua đời. Nàng lại thấy cảnh một em bé nhỏ bằng tuổi của nàng nhưng lại không đủ ăn. Vì cảm thấy thương xót nên nàng đã chia hết phần ăn của mình cho những người dân đói khổ.

Và những lần sau nếu có dịp ra khỏi cung nàng đều đem theo rất nhiều lương thảo phát cho dân. Cho tới năm 2 người chị đi lấy chồng thì nhà vua không cho phép nàng ra khỏi cung nữa. 

Từ đây cuộc sống của nàng hoàn toàn gắn liền với cung điện. Suốt ngày nàng chỉ ngồi dưới gốc cây và đọc sách. Tâm trí nàng luôn hướng thiện và mong muốn được tu tập để cứu vớt những người dân đang đói khổ.

Khi trưởng thành nàng liền đem tâm nguyện của mình mong rằng vua cha sẽ chấp thuận. Tuy nhiên đức vua Diệu Trang lúc bấy giờ không chấp nhận. Để khuyên răn nàng thì Nhà Vua đã ra điều kiện với các sư tăng rằng phải khuyên nàng không xuất gia nếu không thì ông sẽ xử chết toàn bộ sư tăng trong chùa.

Khi tới chùa Diệu Thiện vô cùng vui mừng và thoải mái. Dù cho các sư tăng khuyên răn như nào nàng vẫn không từ bỏ ý trí. Đức vua vì quá tức giận nên đã xử chết nàng.

 

Diệu Thiện sau khi chết xuống cõi địa ngục, lúc này nàng đã phát tâm cứu vớt chúng sanh trong địa ngục. Diêm vương đưa Nàng trở ra ngoài và tái sinh ở núi Phổ Đà.  Lúc này nàng trở thành người cứu độ cho ngư dân. Lúc vua cha bị bệnh, nàng liền cắt da, cắt thịt đắp lên cũng từ đây nàng nhập niết bàn. Đức Vua sau đó rất ăn năn và hối hận nên đã cho dựng tượng đài của Nàng. Lúc bấy giờ người ta đã khắc họa nàng dưới một hình thái nghìn mắt nghìn Tay. Tên Quan Âm Diệu Thiện hay Quan Âm Nam Hải cũng ra đời từ đây.

Bài viết được Đồ Thờ Lộc Phát biên soạn và nguồn từ trang web chính thống vnc.tongiao.org . Hiện nay Đồ Thờ Lộc Phát phát hành Tượng Phật đẹp, Tượng Quan Âm đẹp, Tượng Thích Ca Đẹp và các ấn phẩm phong thủy khác.

Website: https://www.dotholocphat.com/

Điện Thoại: 093.173.8189

Đồ Thờ Lộc Phát tự hào là đơn vị cung cấp tượng Phật, đồ thờ cúng và các ấn phẩm Phật Giáo cao cấp nhất. Liên hệ ngay với cửa hàng chúng con để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây