Các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, nhận biết và can thiệp

Các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ bị nhầm lẫn với tính cách nổi loạn, chống đối ở độ tuổi “ẩm ương”. Nếu không được hỗ trợ đúng lúc, các em sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như kết quả học tập đi xuống, cuộc sống bế tắc, bức bối. Can thiệp kịp thời sẽ giúp các em vực dậy tinh thần và có cơ hội được học tập, phát triển một cách lành mạnh.

Thực trạng trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm đang trở thành vấn đề lớn đối với y học và kinh tế xã hội khi tỷ lệ mắc bệnh không ngừng gia tăng. Nếu như các vấn đề sức khỏe thể chất được quan tâm đúng lúc thì đa phần các trường hợp trầm cảm không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời. Hậu quả là gia tăng tỷ lệ trầm cảm nặng, trầm cảm kháng trị và đáng tiếc hơn là hành vi tự sát.

 

Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây

 

Trước đây, trầm cảm chủ yếu gặp ở người trưởng thành nhưng hiện nay, căn bệnh này bắt đầu xuất hiện lứa tuổi học đường - đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Ở nước ta, một số nghiên cứu về trầm cảm ở học sinh đã được thực hiện. Tiêu biểu là nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Bá Đạt vào năm 2003 cho thấy, 6.7% học sinh THPT có biểu hiện trầm cảm. 

 

Gần đây nhất là nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Cao Minh và PGS - Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh được thực hiện vào năm 2011 cho thấy, 6.6% trẻ từ 12 - 16 tuổi ở khu vực miền Bắc có dấu hiệu bị trầm cảm. Kết quả từ những nghiên cứu này cho thấy tình hình rất đáng lo ngại. Nếu không nâng cao hiểu biết kịp thời, nhiều khả năng các em học sinh sẽ không nhận được sự hỗ trợ đúng lúc.

Nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm năng lượng và mất hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây. Ở học sinh, biểu hiện của trầm cảm đa dạng và không ổn định như người trưởng thành.

 

Ngoài các triệu chứng điển hình, các em học sinh còn có các triệu chứng rối loạn hành vi, tự cô lập, tâm trạng kích động và thiếu kiềm chế. Các biểu hiện cơ thể rất nổi trội, đôi khi che lấp những bất thường về khí sắc gây ra khó khăn cho quá trình chẩn đoán.

 

Để phát hiện sớm trầm cảm ở học sinh, phụ huynh và giáo viên cần nhận biết các dấu hiệu sau:

Tâm trạng buồn bã, u uất

Biểu hiện đặc trưng của bệnh trầm cảm là khí sắc trầm buồn. Cảm xúc giảm thấp trong một thời gian dài dẫn đến trạng thái u uất, buồn bã và đau khổ sâu sắc. Học sinh bị trầm cảm gần như không có bất cứ cảm xúc tích cực nào.

 

Tâm trạng u uất, buồn bã, rầu rĩ… là những dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm ở học sinh

 

Sự năng động, nhiệt huyết, vô tư, lạc quan đúng độ tuổi bị thay thế bởi khuôn mặt ủ rũ, buồn bã, đau khổ. Nếu chú ý, gia đình và thầy cô giáo có thể phát hiện những thay đổi của trẻ qua lời nói, hành vi.

Dễ cáu kỉnh, kích động

Trầm cảm ở học sinh có đôi chút khác biệt với trầm cảm ở người trưởng thành. Do ảnh hưởng của giai đoạn dậy thì nên một số trẻ có biểu hiện kích động, thiếu kiềm chế bên cạnh trạng thái u uất, buồn bã.

 

Trẻ rất dễ cáu bẳn, tức giận chỉ vì những điều nhỏ nhặt. Trạng thái thiếu kiềm chế thường đi kèm với các hành vi kích động như bồn chồn, đi lại thường xuyên, gây hấn, làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.

 

Nhóm triệu chứng này dễ nhầm lẫn với tính cách bốc đồng, nổi loạn trong giai đoạn dậy thì. Nhiều phụ huynh cho rằng do trẻ hư hỏng, nhiễm thói hư tật xấu từ bạn bè nên mới có phản ứng như vậy.

Giảm/ mất hứng thú

Ngoài khí sắc trầm buồn, trầm cảm còn đặc trưng bởi tình trạng giảm hoặc mất hứng thú hoàn toàn với các hoạt động - bao gồm cả những sở thích trước đây. Bố mẹ có thể thấy trẻ hay nhốt mình trong phòng, không gặp bạn bè và dường như không còn duy trì những hoạt động yêu thích.

Trầm cảm khiến các em mất hoàn toàn hứng thú với những sở thích trước đây

Giảm năng lượng

Cơ chế bệnh sinh của trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với giảm serotonin (nồng độ chỉ bằng 30% so với người khỏe mạnh). Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh chi phối tâm trạng, cảm giác thèm ăn, hành vi ăn uống, tình dục, đảm bảo năng lượng cho các hoạt động.

Điều này có nghĩa là khi bị trầm cảm, cơ thể luôn ở trong trạng thái giảm năng lượng. Trầm cảm ở học sinh sẽ khiến các em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải và mất rất nhiều sức lực để hoàn thành các hoạt động thường ngày, học tập, khó khăn trong việc ghi nhớ…

Thay đổi hành vi

Đa phần người bị trầm cảm đều bị ức chế vận động với biểu hiện giảm các hoạt động thể chất. Thường xuyên nằm hoặc ngồi im trong một thời gian dài, cử động chân tay chậm hơn so với bình thường. Ở học sinh, trầm cảm cũng gây ra các triệu chứng tương tự.

 

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có biểu hiện rối loạn hành vi với các dấu hiệu như bồn chồn, phải đi đi lại lại thường xuyên, bứt rứt, khó chịu. Đôi khi các em có hành vi phá phách, bỏ học, chống đối bố mẹ và thầy cô.

 

Trầm cảm ở học sinh có biểu hiện đa dạng hơn những đối tượng khác. Bên cạnh các nhóm triệu chứng do ức chế vận động và giảm hứng thú, một số trẻ tham gia vào các nhóm bạn xấu và thường xuyên thực hiện hành vi gây rối trật tự xã hội.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là biểu hiện thường thấy ở người bị trầm cảm. Học sinh mắc phải căn bệnh này thường có biểu hiện chán ăn, ăn ít hoặc ăn uống quá mức. Nguyên nhân trực tiếp là do sự thay đổi của nồng độ serotonin.

Trầm cảm làm thay đổi vị giác gây ra tình trạng chán ăn hoặc ăn uống quá mức

 

Nếu chú ý, gia đình có thể nhận thấy các em thường ăn rất ít, cơ thể mệt mỏi, xanh xao. Sau một thời gian ngắn, cân nặng của sụt giảm đi đáng kể. Trẻ có biểu hiện ăn uống quá mức thường yêu thích các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, cân nặng tăng không kiểm soát.

Giảm trí nhớ và khả năng tập trung

Giảm trí nhớ, tập trung kém là dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở học sinh. Các em gần như không thể duy trì kết quả học tập như trước, khả năng tiếp thu giảm, học trước quên sau. Bên cạnh đó, mức độ tập trung cũng giảm đi đáng kể, trong đầu liên tục xuất hiện các ý nghĩ tiêu cực.

Các biểu hiện khác

Bệnh trầm cảm ở học sinh còn có những biểu hiện như:

Trầm cảm ở học sinh khiến các em có xu hướng tự cô lập, tách biệt với bạn bè và gia đình

  • Tự cô lập, nhốt mình trong phòng

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  • Tư duy ức chế với các biểu hiện như khó khăn khi đưa ra các quyết định, mất nhiều thời gian để đưa ra các câu trả lời, nói nhỏ, tốc độ chậm, nội dung nghèo nàn, rời rạc…

  • Cơ thể nhức mỏi, khó chịu, bứt rứt

  • Đau tức vùng ngực

  • Rối loạn tiêu hóa

  • Rối loạn kinh nguyệt

  • Đau đầu

Các triệu chứng cơ thể có thể nổi trội và chiếm ưu thế hơn so với những biểu hiện về khí sắc. Điều này khiến cho phụ huynh và chính học sinh nhầm lẫn rằng bản thân mắc phải các bệnh lý thể chất.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở học sinh

Nguyên nhân gây trầm cảm vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Hiện nay, các chuyên gia ủng hộ giả thuyết, trầm cảm là kết quả của yếu tố sinh học, di truyền và môi trường.

Ở lứa tuổi học đường, tâm lý chưa vững vàng, nhạy cảm, thiếu kỹ năng xã hội và khả năng chống đỡ với stress kém được xem là yếu tố nguy cơ. Nếu như người trưởng thành có thể chống đỡ với các yếu tố gây stress, các em học sinh dường như rất chật vật để vượt qua những biến cố trong cuộc sống. Kết quả là dẫn đến bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm lý, tâm thần khác.

Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh trầm cảm ở học sinh:

Bạo lực học đường

Bạo lực học đường đang là vấn nạn đối với toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Các hành vi ngược đãi, hành hạ về cả thể chất và tinh thần đều gây ra những tổn thương sâu sắc cho nạn nhân.

Bạo lực học đường là nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm ở học sinh

Ngày nay, dù công tác phòng chống được đẩy mạnh nhưng vẫn có rất nhiều em học sinh phải âm thầm chịu đựng cảnh bạo lực mỗi ngày. Bên cạnh nỗi đau về thể xác, tinh thần của các em cũng phải đối mặt sự giày vò trong một thời gian dài. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, nhiều em có thể mắc phải chứng trầm cảm, rối loạn lo âu.

Áp lực học tập

Đời sống được nâng cao, kỳ vọng của gia đình về các em học sinh ngày một lớn. Trước kỳ vọng của bố mẹ, áp lực thành tích từ nhà trường… rất nhiều học sinh đang phải đối mặt với nỗi sợ về điểm số.

Áp lực học tập, thi cử… khiến tinh thần căng thẳng trong một thời gian dài làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu

Các em gần như không thể thoải mái học tập mà phải gồng mình để đạt được điểm số cao, xếp hạng top đầu của trường, của lớp. Ở lứa tuổi học đường, kỹ năng quản lý stress của các em chưa hoàn thiện. Áp lực học tập ngày qua ngày sẽ chồng chất tạo ra gánh nặng vô cùng lớn về tâm lý, dẫn đến hậu quả là gia tăng tỷ lệ stress, trầm cảm.

Mâu thuẫn trong các mối quan hệ

Ở giai đoạn dậy thì, vị thành niên… các em dễ gặp phải mâu thuẫn trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, xa cách với gia đình. Những yếu tố không thuận lợi này sẽ khiến trẻ dễ bị căng thẳng, buồn bã trong một thời gian dài.

Mâu thuẫn trong các mối quan hệ khiến tinh thần của các em bị căng thẳng, bức bối dai dẳng

Bên cạnh đó, sự nhạy cảm về tâm lý trong giai đoạn dậy thì cũng khiến các em dễ hình thành những suy nghĩ tiêu cực như cảm thấy bản thân không được yêu thương, bị bỏ rơi… Về lâu dài, tâm trạng sẽ trở nên u uất, buồn bã, cảm giác chán chường làm mất đi hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Biến cố trong cuộc sống

Khả năng chống đỡ với stress ở học sinh kém hơn so với người trưởng thành. Các em gần như không thể điều chỉnh cảm xúc sau những biến cố như gia đình ly tán, bố mẹ ly hôn, vỡ nợ, mất người thân đột ngột, chuyển môi trường sống…

Các biến cố trong cuộc sống như bố mẹ ly hôn, tình yêu tan vỡ… có thể là nguyên nhân gây trầm cảm ở học sinh

Sau những biến cố trên, nếu không được hỗ trợ về mặt tinh thần, các em học sinh có thể bị trầm cảm, lo âu. Nhiều em thay đổi tính tình một cách đột ngột, từ một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời trở thành học sinh cá biệt, thường xuyên phá phách, kết quả học tập giảm sút.

Các yếu tố thuận lợi

Trầm cảm ở học sinh chủ yếu xảy ra sau các biến cố hoặc căng thẳng, áp lực kéo dài. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của gia đình và bản thân các em đủ mạnh mẽ, những thay đổi này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.

Vì vậy, trầm cảm ở học sinh thường chỉ phát triển khi có những yếu tố nguy cơ như:

  • Gia đình không quan tâm đúng mực: Vì cuộc sống bận rộn, nhiều em học sinh không nhận được sự quan tâm đúng mực từ gia đình. Các em chật vật với những khó khăn, mâu thuẫn trong cuộc sống mà không có bố mẹ hỗ trợ. Kết quả là những khó khăn này gây ra căng thẳng kéo dài, gia tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu.

  • Tính cách nhạy cảm, yếu đuối: Trầm cảm có liên quan đến yếu tố nhân cách. Những người có tính cách yếu đuối, nhạy cảm, phụ thuộc… thường không có đủ mạnh mẽ để vượt qua các biến cố. Vì vậy, dạng tính cách này sẽ làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.

  • Thay đổi tâm sinh lý: Trầm cảm thường gặp ở độ tuổi từ 11 - 19 tuổi, bởi đây là giai đoạn cơ thể có những thay đổi đột ngột. Hormone gia tăng không chỉ thúc đẩy sự hoàn thiện cơ quan sinh dục mà còn gây xáo trộn tâm lý. Ở giai đoạn này, dù là nam hay nữ giới đều sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các biến cố trong cuộc sống.

  • Thiếu kỹ năng sống: Kỹ năng sống có vai trò đặc biệt quan trọng. Các em học sinh thiếu kỹ năng sẽ gặp khó khăn trong việc kết bạn, giải quyết các mâu thuẫn với thầy cô, gia đình, không thể thích nghi với tập thể lớp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến môi trường sống không thuận lợi và gia tăng nguy cơ trầm cảm.

Hậu quả của trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm ở học sinh làm giảm sút đáng kể kết quả học tập và gây ra nhiều vấn đề trong các mối quan hệ (gia tăng mâu thuẫn, sống tách biệt, thiếu sự liên kết với gia đình, bạn bè…). Bên cạnh đó, trầm cảm còn khiến các em gia tăng các hành vi lệch lạc như phá phách, chống đối, hút thuốc lá, uống rượu bia…

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, trầm cảm gây ra nhiều triệu chứng thể chất như đau đầu, mất ngủ, rối loạn ăn uống, đau mỏi cơ thể, rối loạn kinh nguyệt. Ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần khiến chất lượng cuộc sống sụt giảm nhanh chóng.

Hiện nay, trầm cảm đã được quan tâm nhiều hơn nhưng hiểu biết của cộng đồng vẫn còn hạn chế. Chăm sóc sức khỏe tâm thần ở các cơ sở y tế còn bất cập, bệnh nhân chưa được thăm khám, điều trị kịp thời và đúng lúc.

Nếu không được phát hiện sớm, trầm cảm ở học sinh sẽ cản trở quá trình phát triển thể chất và khiến các em không thể học tập thuận lợi. Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm nghiện rượu, ma túy, béo phì, gia tăng nguy cơ rối loạn lo âu, làm phát triển các dạng nhân cách bất thường… Nghiêm trọng hơn là hành vi tự sát dẫn đến những tình huống đáng tiếc.

Hướng can thiệp cho bệnh trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm ở bất kỳ đối tượng nào cũng cần được can thiệp kịp thời để phòng tránh hậu quả lâu dài. Trầm cảm ở học sinh chủ yếu là do tâm căn nên quan trọng nhất vẫn là nâng đỡ tâm lý. Thuốc chỉ được sử dụng trong các trường hợp thật sự cần thiết để tránh tác dụng ngoại ý. 

Các phương pháp được cân nhắc cho bệnh trầm cảm ở học sinh bao gồm:

Vai trò của gia đình, nhà trường

Gia đình, nhà trường có vai trò quan trọng trong điều trị trầm cảm tuổi học đường. Bởi ở giai đoạn này, hầu hết vấn đề các em gặp phải đều xảy ra trong khuôn khổ ở nhà và trường học. Nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời, những vướng mắc về mặt tâm lý sẽ được gỡ bỏ, sức khỏe tinh thần và thể chất nhanh chóng hồi phục sau một thời gian ngắn.

Gia đình cần yêu thương, quan tâm đúng mực để các em vượt qua trạng thái trầm cảm, lo âu

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, gia đình cần dành sự quan tâm đúng mực cho các em. Thay đổi cách giáo dục hà khắc, áp đặt và kỳ vọng vào con cái quá mức. Thay vào đó, nên đồng hành cùng con như một người bạn để có thể chia sẻ, thấu hiểu tâm tư, tình cảm.

Tuy nhiên, gia đình cũng cần hạn chế bảo bọc trẻ quá mức. Hãy khuyến khích các em xây dựng tính tự lập bằng cách chủ động trong cuộc sống, giao việc nhà và một số nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi. Củng cố hành vi tích cực bằng lời khen và phần thưởng phù hợp (quyển sách, món ăn hoặc chuyến du lịch đến nơi mà trẻ yêu thích).

Nhà trường cần tránh tạo áp lực thành tích cho các em, xây dựng môi trường học tập lành mạnh. Nói không với bạo lực học đường, thuốc lá, bia rượu và chất gây nghiện. Giáo viên cũng cần có sự quan tâm đúng mực với các em học sinh có biểu hiện trầm cảm. Lắng nghe, chia sẻ của các em về những khó khăn trong học tập, mâu thuẫn với bạn bè để giải quyết kịp thời.

Ngày nay, đời sống của các em học sinh trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều. Bên cạnh hình thức bạo lực trực tiếp, nhiều em còn rơi vào trầm cảm do bị bắt nạt qua mạng, áp lực đồng trang lứa… Vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời để nâng đỡ tâm lý giúp các em hoàn thiện kỹ năng và xây dựng tính cách độc lập, mạnh mẽ.

Sử dụng thuốc

Chỉ định thuốc cho trẻ từ 6 - 16 tuổi vô cùng hạn chế. Thuốc chỉ được khuyến khích dùng cho các em học sinh đủ 18 tuổi. Đã có nghiên cứu cho thấy, sử dụng thuốc chống trầm cảm cho trẻ vị thành niên làm gia tăng các hành vi tự sát. Vì vậy, chỉ định điều trị dược lý cho đối tượng này vô cùng dè dặt.

SSRIs là nhóm thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị trầm cảm ở học sinh

Hiện tại, chỉ có thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) được sử dụng để điều trị trầm cảm ở học sinh. Trường hợp kích động quá mức có thể dùng thuốc chống loạn thần và thuốc an thần benzodiazepine. Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và hạn chế lệ thuộc thuốc.

Liệu pháp tâm lý

Tâm lý trị liệu được cho là giải pháp tối ưu đối với trầm cảm ở học sinh. Vì bị hạn chế khi điều trị dược lý nên hầu hết các em học sinh đều được can thiệp liệu pháp tâm lý. Liệu pháp này được thực hiện qua hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Mục tiêu là thay đổi tư duy (nhận thức) để điều chỉnh cảm xúc và hành vi cho phù hợp.

Ưu điểm của tâm lý trị liệu là an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ, không biến chứng. Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng thuốc và không can thiệp vào cơ thể nên rất thích hợp với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt nhất, phụ huynh cần lựa chọn cho con em trung tâm tâm lý trị liệu uy tín tại TPHCM và Hà Nội.

 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là địa chỉ trị liệu trầm cảm ở học sinh uy tín, an toàn và hiệu quả

 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị uy tín số 1 về trị liệu trầm cảm. Trung tâm tiếp nhận trị liệu cho trẻ từ 14 tuổi trở lên gặp phải các vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, mất cân bằng trong cuộc sống do mâu thuẫn với gia đình, áp lực đồng trang lứa…

 

Trung tâm đã trị liệu thành công cho nhiều trường hợp trầm cảm ở học sinh, đặc biệt là trầm cảm tuổi dậy thì. Đội ngũ chuyên gia của trung tâm đều được đào tạo bài bản, chuyên sâu về liệu pháp tâm lý. Đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao và thấu hiểu sứ mệnh cao cả mà bản thân đang đảm nhiệm.

 

Chuyên gia sẽ giúp các em hiểu được mong muốn của bản thân, tìm ra nguyên nhân gốc rễ để xây dựng liệu trình trị liệu phù hợp. Trung tâm NHC Việt Nam áp dụng lộ trình cá nhân hóa phù hợp với tâm lý, nguyên nhân, độ tuổi của từng khách hàng để giải quyết tận gốc vấn đề, cam kết không tái phát.

 

Trị liệu trầm cảm ở học sinh kéo dài 21 ngày với 7 ngày trị liệu trực tiếp và 14 ngày trị liệu từ xa. Chỉ sau một liệu trình, trung tâm cam kết giúp các em vượt qua trầm cảm, vực dậy sau những ngày u uất, tiêu cực. Bắt đầu hình thành thái độ sống tích cực, tự tìm thấy cho mình niềm vui từ những điều nhỏ nhoi.

 

Sau khi trị liệu, các em học sinh tự biết cách lên kế hoạch cho bản thân, được trang bị kỹ năng kiểm soát stress và học được cách hòa nhập, gắn kết với những người xung quanh. Khi sức khỏe được cải thiện, kết quả học tập của các em sẽ có những chuyển biến tích cực.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiện đã phát triển 4 cơ sở với 2 cơ sở ở Hà Nội và 2 cơ sở ở TPHCM. Phụ huynh có nhu cầu cho trẻ can thiệp tâm lý trị liệu để vượt qua trầm cảm, stress, rối loạn lo âu có thể liên hệ với trung tâm qua thông tin liên hệ sau.

 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 05 lô 13A, Trung Yên 6, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TPHCM 

Hotline: 096 589 8008

Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Website: tamlytrilieunhc.com

Fanpage: FB.com/tamlytrilieunhc

 

Trầm cảm ở học sinh đang gia tăng đến mức báo động nhưng hiểu biết của cộng đồng về căn bệnh này còn khá hạn chế. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần để các em có thể ứng phó với những khó khăn về mặt tâm lý. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần đẩy mạnh công tác tham vấn tâm lý học đường để học sinh được hỗ trợ kịp thời.

 

Có thể bạn quan tâm:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây