Bại não thể thất điều: Chẩn đoán, Phương pháp điều trị

 

 

Bại não thể thất điều bắt nguồn từ tổn thương ở vùng tiểu não. Đây là vùng não chịu trách nhiệm điều khiển sự phối hợp và thăng bằng. Tổn thương ở vị trí này dẫn đến mất khả năng điều hòa các chi, cử động vụng về, vô tổ chức,... So với thể co cứng và múa vờn, thể thất điều chiếm tỷ lệ thấp hơn (>5%).

Bại não thể thất điều là bệnh gì?

Bại não thể thất điều (Ataxic Cerebral Palsy) là thể lâm sàng hiếm gặp nhất. Ước tính, có ít hơn 5% trẻ mắc thể bại não này và phổ biến nhất là bại não thể co cứng. Triệu chứng đặc trưng của thể thất điều là mất khả năng phối hợp và điều hòa các cơ.

Thất điều là nhóm triệu chứng xuất hiện trong khá nhiều bệnh lý như Parkinson, di chứng sau đột quỵ, đa xơ cứng và bại não. Nhóm triệu chứng này tập hợp các biểu hiện liên quan đến khó giữ thăng bằng, cử động không tổ chức, vụng về và mất khả năng phối hợp.

Tổn thương ở vùng tiểu não là nguyên nhân trực tiếp gây bại não thể thất điều

Bại não thể thất điều liên quan đến tổn thương ở vùng tiểu não dẫn đến rối loạn chức năng của dây thần kinh. Tổn thương có thể bắt nguồn trong thai kỳ hoặc trong khi sinh, giai đoạn chu sinh và sau khi sinh. Giống như các thể bại não khác, thể thất điều chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bên cạnh đó, một số trẻ còn phải đối mặt với khó khăn trong việc phát âm, chuyển động mắt bất thường, động kinh,...

Các triệu chứng của bại não thể thất điều khởi phát sớm trong vòng 5 năm đầu đời. Các biểu hiện tương đối rõ ràng, điển hình nên có thể dễ dàng nhận biết. So với các thể lâm sàng khác, thể thất điều được đánh giá có mức độ nhẹ hơn. Nếu được chăm sóc và điều trị tích cực, trẻ có thể phục hồi chức năng và phát triển lành mạnh - nhất là với những trẻ có chỉ số IQ ở mức trung bình trở lên.

Triệu chứng của bệnh bại não thể thất điều

Các thể lâm sàng của bệnh bại não đều đặc trưng bởi suy giảm và rối loạn khả năng vận động. Trong đó, thể co cứng đặc trưng bởi tăng trương lực cơ. Bại não thể múa vờn có trương lực cơ thay đổi bất thường và thể hỗn hợp có triệu chứng kết hợp giữa thể co cứng với thể múa vờn.

Bại não thể thất điều đặc trưng bởi giảm trương lực cơ toàn thân và rối loạn điều hòa vận động. Trẻ không bị liệt chi hay liệt nửa người nhưng gặp khó khăn khi vận động do mất phối hợp.

Trẻ mắc bệnh bại não thể thất điều thường khó giữ thăng bằng, cử động vụng về do mất khả năng điều hòa, phối hợp

Các triệu chứng thường gặp của bệnh bại não thể thất điều bao gồm:

  • Đi lại khó khăn, hay lắc lư người hoặc ngả về một bên do không giữ được thăng bằng

  • Hai chân thường dang xa nhau khi đi lại

  • Mất thăng bằng khi đứng

  • Dễ bị ngã do mất thăng bằng và không thể phối hợp chân tay một cách nhịp nhàng

  • Không thể thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại

  • Cử động vụng về do thiếu phối hợp tay, chân

  • Chân tay hay run rẩy, một số trẻ có thể bị run phần đầu hoặc toàn bộ cơ thể

  • Khó khăn khi cầm nắm, đan hai tay vào nhau,...

  • Chuyển động mắt chậm hơn so với bình thường, đôi khi nhìn mờ nhòe hoặc nhìn đôi

  • Một số trẻ có thể bị rối loạn điều hòa cảm giác

  • Đôi khi đi kèm với động kinh và cong vẹo cột sống

 

Ngoài ảnh hưởng về chức năng vận động, bại não thể thất điều còn gây ra vấn đề về ngôn ngữ và giọng nói như giọng nói lòe nhòe, không rõ, khó phát âm,...

Ở những năm đầu đời, các triệu chứng của bệnh bại não thể thất điều rất khó phát hiện. Bởi trong 18 tháng đầu tiên, trẻ đang trong quá trình phát triển nên đi đứng thường chưa vững và khả năng phối hợp tay chân cũng chưa thực sự hoàn thiện.

Bệnh bại não thể thất điều thường được chẩn đoán muộn hơn so với các thể bệnh khác. Thông thường bệnh lý này sẽ được chẩn đoán sau năm 3 tuổi và có thể kết luận chính xác khi trẻ đủ 5 tuổi. 

Thể thất điều là thể bệnh ít gặp hơn so với thể múa vờn, thể co cứng và thể hỗn hợp. Tuy nhiên, các thể bệnh này đều có điểm chung là không tiến triển theo thời gian. Do đó, dù chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng với ra đời của nhiều phương pháp triển vọng, trẻ bại não sẽ có hy vọng vượt qua rào cản và phát triển một cách thuận lợi.

Nguyên nhân gây bệnh bại não thể thất điều

Nguyên nhân gây bại não ở trẻ nói chung và bại não thể thất điều nói riêng là giống nhau. Tổn thương ở não bộ có thể xuất phát do quá trình phát triển bất thường trong thai kỳ. Hoặc cũng có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe xảy ra trong khi sinh và trong những năm đầu đời (trước năm 5 tuổi).

Đã có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố được xác định có liên quan đến bại não thể thất điều. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các bác sĩ có thể không tìm ra bất cứ nguyên nhân nào. Nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh được chia thành 3 nhóm như sau:

1. Nguyên nhân trước sinh

Hơn 70% trẻ bị bại não là do các vấn đề trước khi sinh nở. Các nguyên nhân phổ biến thường là vấn đề sức khỏe của mẹ và tai biến thai kỳ. Dưới đây là một số nguyên nhân trước sinh có thể gây ra bệnh bại não thể thất điều.

Thai phụ lạm dụng thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh bại não thể thất điều

  • Thai phụ lạm dụng thuốc an thần, sử dụng thuốc phiện, thuốc lá trong thời gian mang thai

  • Thai phụ tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thủy ngân, chì,...

  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bệnh tuyến giáp trạng hoặc nhiễm các loại virus, vi khuẩn như rubella trong quá trình mang thai

  • Nhiễm độc thai nghén

  • Các tai biến thai kỳ như rau tiền đạo, rau bong non, suy rau thai, tiền sản giật,... đều có thể gây tổn thương vùng tiểu não do thiếu oxy não của bào thai

  • Bất đồng nhóm máu Rh mẹ con

Có thể thấy, khá nhiều nguyên nhân trước sinh gần như không thể kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ giảm đi đáng kể nếu mẹ tiêm ngừa đầy đủ trước và trong khi mang thai. Không tùy tiện sử dụng thuốc, tránh xa chất độc hại, theo dõi thai thường xuyên và chăm sóc sức khỏe đúng cách.

2. Nguyên nhân trong khi sinh

Các tai biến sản khoa đứng vị trí thứ II làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bại não. Các chuyên gia nhận thấy rằng, nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu có những nguyên nhân và yếu tố sau:

  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân (dưới 2.5kg)

  • Sinh non dưới 37 tuần tuổi và nguy cơ rất cao với trẻ sinh trước 32 tuần

  • Các biến chứng sản khoa như ngạt nước ối, dây rốn quấn cổ, rau thai không cung cấp đủ oxy,... có thể gây thiếu oxy não và làm tổn thương não bộ.

  • Những trường hợp đẻ khó do mẹ bị nhiễm độc thai nghén nặng, rau bong non, đa thai, đa ối, ngôi thai ngược, khung chậu mẹ hẹp,... cũng có nguy cơ bị bại não cao hơn.

3. Nguyên nhân sau sinh

Sau khi sinh, não bộ của trẻ vẫn có thể bị tổn thương do các vấn đề sức khỏe như vàng da nhân não sơ sinh, xuất huyết não do thiếu vitamin K, viêm màng não, viêm não hoặc do chấn thương não.

Bại não thể thất điều gây ra biến chứng gì?

Bại não thể thất điều được đánh giá có mức độ nhẹ hơn so với bại não thể múa vờn và thể co cứng. Nhìn chung, trẻ mắc thể bệnh này vẫn có thể vận động nhưng mất khả năng điều hòa và phối hợp. Trẻ có thể chậm phát triển trí tuệ hoặc không.

 

Vì tổn thương ở vùng tiểu não không thể phục hồi nên gần như không có phương pháp điều trị dứt điểm bại não thể thất điều. Dù vậy, điều trị tích cực có thể hạn chế những biến chứng sau:

Do mất khả năng thăng bằng nên trẻ dễ bị vẹo cột sống và biến dạng khớp

  • Biến dạng khớp, vẹo cột sống: Trẻ bại não thể thất điều hiếm khi bị co rút cơ. Tuy nhiên, do tư thế đi lại mất thăng bằng nên cột sống có thể bị vẹo và các khớp xương bị biến dạng. Trường hợp biến dạng nghiêm trọng thường sẽ phải phẫu thuật để giảm đau mãn tính và giúp trẻ vận động dễ dàng hơn.

  • Gia tăng nguy cơ tai nạn, chấn thương: Trẻ bị bại não thể thất điều không thể giữ thăng bằng nên dễ bị té ngã. Do đó, gia đình cần phải theo sát và hỗ trợ trẻ để hạn chế tai nạn có thể xảy ra.

  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Mặc dù thể thất điều ít ảnh hưởng đến thể chất hơn so với các thể khác nhưng vẫn gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Bản thân trẻ dễ bị trầm cảm do cô lập xã hội và nhận ra sự khác biệt của chính mình với những người xung quanh.

  • Các biến chứng khác: Ngoài những biến chứng kể trên, bại não thể thất điều còn gây ra nhiều biến chứng khác như chậm phát triển thể chất, các vấn đề hô hấp, tiêu hóa (táo bón, khó hấp thu), rối loạn giấc ngủ và đau mãn tính.

 

Bại não là rối loạn kéo dài suốt đời. Vì vậy, bản thân trẻ mắc chứng bệnh này sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng sâu sắc cả về thể chất và tinh thần. Trung bình, trẻ bị bại não chỉ có thể sống được 30 - 40 tuổi do suy kiệt vì các biến chứng nghiêm trọng.

Chẩn đoán bệnh bại não thể thất điều

Bại não nói chung và bại não thể thất điều nói riêng đều được chẩn đoán qua khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Do triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với các phản ứng sinh lý ở trẻ dưới 18 tháng tuổi nên bệnh chỉ được chẩn đoán cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng vận động của trẻ để chẩn đoán xác định bại não thể thất điều

Các bước chẩn đoán bại não thể thất điều:

  • Khám lâm sàng: Bệnh bại não thể thất điều có những triệu chứng đặc trưng như mất điều phối vận động, giảm trương lực cơ và đôi khi có rối loạn điều hòa cảm giác. Phản ứng gân xương bình thường và không có hiện tượng teo cơ, co rút cơ như các thể thường gặp.

  • Cận lâm sàng: Siêu âm qua thóp, chụp CT hoặc MRI để xác định tổn thương não. Trẻ cũng có thể được chỉ định chụp X-Quang để xác định dị tật của khớp gối, khớp háng, dị tật cột sống,... Ngoài ra, đo hormone tuyến giáp và đo thị lực, thính lực cũng được thực hiện để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.

 

Bác sĩ cũng sẽ trao đổi với gia đình để sàng lọc các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ, trong khi sinh nở và sau khi sinh. Bên cạnh chẩn đoán xác định, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng thang đánh giá để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các phương pháp điều trị bại não thể thất điều

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bại não thể thất điều. Tuy nhiên, có không ít phương pháp triển vọng trong việc phục hồi chức năng cho trẻ. Mục tiêu của điều trị là tăng cường khả năng điều hòa, giúp trẻ giữ thăng bằng tốt và hoàn thiện kỹ năng vận động theo từng mốc phát triển.

Phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn dựa vào triệu chứng của từng trẻ. Dưới đây là những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất:

1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là lựa chọn ưu tiên khi điều trị bại não nói chung và bại não thể thất điều nói chung. Phương pháp này được thực hiện bằng các bài tập cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của các cơ. Trong quá trình trị liệu, chuyên gia sẽ kết hợp xoa bóp và dùng thiết bị hỗ trợ để cải thiện chức năng vận động của từng trẻ.

Vật lý trị liệu mang lại hiệu quả trong việc cải thiện khả năng vận động cho trẻ bại não

 

Vật lý trị liệu mang lại hiệu quả tích cực nhưng thời gian trị liệu lâu và cần sự nỗ lực của bản thân trẻ lẫn gia đình. Nếu thực hiện đều đặn, phương pháp này giúp trẻ kiểm soát các bất thường về vận động và có thể chủ động thực hiện các hoạt động hàng ngày như thay quần áo, đánh răng, đi vệ sinh, ăn uống,...

 

Ngoài ra, mục tiêu dài hạn của vật lý trị liệu là phòng ngừa vẹo cột sống và biến dạng khớp thông qua các bài tập chuyên sâu. Các bài tập này giúp điều chỉnh tư thế của trẻ, đồng thời đảm bảo cơ và khớp được vận động thường xuyên.

2. Liệu pháp ngôn ngữ

Bại não thể thất điều không chỉ gây mất phối hợp tay - chân mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì lý do này, trẻ sẽ được can thiệp liệu pháp ngôn ngữ để cải thiện tình trạng khó phát âm, khó nuốt và giúp trẻ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ qua lời nói một cách phù hợp.

Liệu pháp ngôn ngữ là phương pháp quen thuộc khi can thiệp cho trẻtự kỷ, bại não và trẻ chậm nói. Đối với trẻ bại não thể thất điều, cải thiện khả năng ngôn ngữ không chỉ giúp trẻ giao tiếp thuận lợi mà còn gia tăng cơ hội hòa nhập xã hội và học được cách xây dựng mối quan hệ.

Trẻ được can thiệp liệu pháp ngôn ngữ sớm có thể hiểu nghĩa của từ vựng và biết cách biểu đạt ngôn ngữ. Đồng thời trẻ biết cách nhấn nhá ngữ điệu và điều chỉnh âm lượng phù hợp với ngữ cảnh. Tương tự như trẻ tự kỷ, phát triển ngôn ngữ chính là “cầu nối” để trẻ bại não có thể hòa nhập cộng đồng và phát triển một cách lành mạnh nhất.

3. Oxy cao áp

Oxy cao áp được chỉ định cho trẻ được chẩn đoán bại não thể thất điều trước năm 5 tuổi, đồng thời không có động kinh lâm sàng và không mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, thần kinh, chàm cấp, bệnh tim bẩm sinh,... Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt trẻ vào buồng oxy cao áp trong 15 - 30 phút để cung cấp oxy cho toàn bộ tổ chức trong cơ thể.

Oxy cao áp là một trong những phương pháp điều trị được áp dụng cho trẻ bị bại não thể thất điều

Cung cấp oxy cho các tế bào giúp tăng cường chuyển hóa và thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào thần kinh. Phương pháp này giúp cải thiện những hạn chế về vận động, trí tuệ ở trẻ bại não. Nếu kết hợp với vật lý trị liệu và liệu pháp ngôn ngữ, những khiếm khuyết ở trẻ bị bại não thể thất điều sẽ được cải thiện rõ rệt.

4. Điện trị liệu và tử ngoại trị liệu

Điện trị liệu và tử ngoại trị liệu cũng được cân nhắc cho trẻ bị bại não thể thất điều. Trong đó, tử ngoại trị liệu được thực hiện nhằm nâng cao sức đề kháng và thể trạng cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện trương lực cơ và đáp ứng tốt hơn khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.

 

Điện trị liệu cho trẻ bại não thể thất điều được thực hiện với mục đích tăng cường cơ lực, để hỗ trợ phát triển các kỹ năng vận động như lẫy, bò, ngồi, đi đứng,... Phương pháp này cũng được áp dụng với các thể lâm sàng khác như thể co cứng và thể hỗn hợp.

5. Sử dụng thuốc

Thông thường, trẻ bị bại não sẽ được dùng thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, do bại não thể thất điều gây giảm trương lực toàn thân nên loại thuốc này không được chỉ định. Các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bại não thể thất điều bao gồm:

 
  • Thuốc chống động kinh được sử dụng trong trường hợp có động kinh lâm sàng

  • Các loại thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý khi trẻ có biểu hiện tăng động, hiếu động quá mức, khả năng tập trung kém,...

  • Thuốc chống lo âu có thể được dùng để cải thiện tình trạng run rẩy

6. Giáo dục và chăm sóc đặc biệt

Trẻ bại não thể thất điều cần được giáo dục và chăm sóc đặc biệt hơn so với trẻ khỏe mạnh. Mất khả năng điều hòa khiến trẻ gặp khó khăn khi đi lại và vận động, đồng thời khó phát âm, khó nuốt và một số trường hợp có thể chậm phát triển trí tuệ.

 

Trẻ bại não nói chung và thể thất điều nói riêng cần được can thiệp sớm. Với những trẻ có chỉ số thông minh ở mức trung bình, giáo dục đặc biệt sẽ huấn luyện những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể thích nghi và hòa nhập khi theo học ở môi trường chính thống. Trường hợp chỉ số IQ thấp, gia đình nên cho trẻ học ở các trung tâm giáo dục đặc biệt để trẻ có thể tự tin hơn và dễ dàng hòa nhập với bạn bè.

Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam được các bậc phụ huynh gửi gắm khi có nhu cầu can thiệp cho trẻ đặc biệt

Hiện nay, có khá nhiều trung tâm can thiệp sớm cho trẻ bại não ở Hà Nội và TPHCM. Trong đó, Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) nhận được sự tín nhiệm của đông đảo các bậc phụ huynh. Nếu quan tâm đến lĩnh vực can thiệp cho trẻ đặc biệt, chắc hẳn cái tên NHC Academy đã không còn xa lạ.

 

Trung tâm tiên phong về can thiệp trẻ đặc biệt đạt tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam. Để khẳng định được vị thế số I, trung tâm hội tụ đội ngũ chuyên gia và giáo viên được đào tạo bài bản. Mỗi nhân sự của NHC Academy đều nhận thức được sứ mệnh cao cả của mình trong hành trình gieo hạnh phúc, niềm vui cho trẻ đặc biệt.

 

Đội ngũ nhân sự của NHC Academy hiểu rõ sứ mệnh và nhiệm vụ của bản thân đối với trẻ đặc biệt

Trung tâm đầu tư cơ sở vật chất với nhiều phòng chức năng, giáo cụ hiện đại, khoa học để mang đến cho các em môi trường giáo dục lý tưởng. Điểm khác biệt của NHC Academy với những đơn vị khác là kết hợp khoa học vận động - tâm lý - giáo dục thay vì chỉ tập trung vào chăm sóc và giáo dục. Chính vì vậy, trẻ bại não và những trẻ đặc biệt khác sẽ có sự cải thiện rõ rệt sau thời gian can thiệp tại trung tâm.

 

Hiện tại, NHC Academy đang áp dụng nhiều phương pháp can thiệp cho trẻ bại não như Âm nhạc trị liệu, Tâm lý trị liệu, Châm cứu trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Giáo cụ trị liệu và Khoa học vận động điều khí dưỡng tâm. Phác đồ can thiệp sẽ được điều chỉnh dựa vào tình trạng của từng trẻ, không áp dụng rập khuôn cam kết mang lại hiệu quả cao. Trẻ sau khi can thiệp sẽ được hòa nhập tại Trường Mầm non Búp Sen Xanh và được các chuyên gia hỗ trợ cho đến khi có thể hòa nhập hoàn toàn. Với NHC Academy, trẻ luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động và mỗi trẻ sẽ được đón nhận như người thân trong gia đình.

 

Để trẻ được can thiệp sớm, gia đình có thể liên hệ với Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) qua thông tin sau:

 

Thông tin liên hệ:

 

Bại não thể thất điều gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với trẻ nhỏ. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, gia đình nên cho trẻ thăm khám và can thiệp sớm. Mặc dù điều trị còn nhiều thách thức nhưng can thiệp tích cực sẽ giúp trẻ phục hồi chức năng và chủ động hơn trong cuộc sống.

 

Tham khảo thêm: 


 
vnvn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây