Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang - Vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn

Thứ ba - 16/01/2018 14:50
(KHTĐ)- Nghệ sỹ nhân dân Trà Giang tên thật là Nguyễn Thị Trà Giang, sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, cha là Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Văn Khánh (Khánh Cao), chồng là NSƯT - Giáo sư âm nhạc Bích Ngọc, con gái là nghệ sĩ dương cầm Bích Trà.
Diễn viên Trà Giang thời kỳ tham gia bộ phim Chị Tư Hậu
Diễn viên Trà Giang thời kỳ tham gia bộ phim Chị Tư Hậu

Năm 1955 Trà Giang theo gia đình tập kết ra Bắc, vào học Trường học sinh miền Nam ở Hải Phòng. Từ Trường học sinh miền Nam, cô gái mang tên dòng sông yêu dấu của quê hương trở thành học viên khóa đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam, cùng với Kim Chi, Minh Đức, Thụy Vân ... những diễn viên về sau trở thành thế hệ mở đường của nền phim truyện Việt Nam.

Trong sự nghiệp hoạt động điện ảnh, Trà Giang đã tham gia đóng 17 phim, với các vai diễn tiêu biểu: Chị Kiên, vai diễn đầu tiên trong phim “Một ngày đầu thu” (đạo diễn Huy Vân), chị Tư Hậu trong “Chị Tư Hậu” (Đạo diễn Phạm Kỳ Nam – 1963), Dịu trong “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” (Đạo diễn Hải Ninh - 1972), Mẹ Thu trong “Em bé Hà Nội” (Đạo diễn Hải Ninh – 1974), Nhân trong “Ngày lễ thánh” (đạo diễn Bạch Diệp), Lan trong “Mối tình đầu”, Hương trong “Huyền thoại người mẹ”… Mỗi vai diễn này đều để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời người nghệ sĩ đa tài nầy, và như chị nói, là đã tạo “những vùng ký ức thiêng liêng đi theo cùng với mình qua nhiều năm tháng”. 

Chị đã 3 lần đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc tại: Liên hoan phim (LHP) Moskva (1973); LHP Việt Nam lần IV (1977); LHP Việt Nam lần thứ VIII (1988), Năm 1984, Trà Giang vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Nghệ sỹ nhân dân” (đợt I). Năm 2008, chị trở thành người đầu tiên được Hội Điện ảnh Việt Nam tôn vinh “Thành tựu trọn đời”. Trà Giang  cũng là đại biểu Quốc hội (đơn vị Quảng Ngãi), các khóa VI và VII.

Đối với công chúng, thật khó có nghệ sĩ nào giành được nhiều tình cảm nồng ấm như nữ diễn viên - NSND Trà Giang. Từ một cuộc gặp gỡ bình thường ở quê nhà Quảng Ngãi hay trong buổi giao lưu với đông đảo khán giả tại liên hoan phim quốc gia; trong vai trò giám khảo cuộc thi hoa hậu hay lúc làm khán giả của một chương trình nghệ thuật, mỗi khi Trà Giang xuất hiện, người hâm mộ, bạn bè, đồng nghiệp đều hân hoan vây quanh, trò chuyện và bày tỏ lòng yêu quý đối với chị.

Bên cạnh điện ảnh, Trà Giang còn thử sức trong hội họa và chị đã có triển lãm tranh (cùng với đạo diễn - nhà thơ Phan Vũ) vào năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội họa giúp cho Trà Giang có điều kiện thực hiện ước muốn làm việc thiện, qua việc bán tranh của chị và bạn bè.

Tranh Trà Giang, từ hòa sắc đến đường nét đều mang âm hưởng dịu dàng, giàu nữ tính, với gam màu xanh chủ đạo. Trong nhiều tác phẩm hội họa của chị, vầng sáng nhẹ và trong hắt ra từ bức tranh ngỡ như ánh mắt của chính tác giả: long lanh, đằm thắm, đượm buồn…

Trà Giang sở hữu một vẻ đẹp hồn hậu, dung dị, nhưng không kém phần đài các, sang trọng;  tiềm ẩn bên trong nhan sắc đằm thắm, mặn mà là một trí tuệ mẫn tiệp đi cùng một tâm hồn nhân hậu, thủy chung. Có thể nói, chị là hiện thân của một sắc đẹp ngời lên từ trí tuệ và tâm hồn.


Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang cùng chồng và con gái 

Từ năm 1990, sau vai diễn trong bộ phim truyền hình “Dòng sông hoa trắng” (đạo diễn Trần Phương), Trà Giang không còn tham gia đóng phim. Tuy vậy, chị vẫn luôn luôn theo dõi từng bước đi của điện ảnh nước nhà.“Tôi vẫn là người của điện ảnh, luôn quan tâm tới điện ảnh nhưng đứng trước ống kính thì không còn hợp nữa, Trà Giang tâm sự. Cũng có nhiều lời mời dành cho tôi nhưng khi đọc kịch bản vai đó không gây cho tôi cảm xúc gì và tôi không thấy yêu nhân vật đó. Có thể vai đó không hợp với tôi hoặc những vai mà tôi yêu thích nhất như ngày xưa đã không còn...”


Nghệ sĩ Nhân dân Trà Giang trong một lần về thăm huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.

Tuổi ấu thơ, sống ở quê nhà không nhiều, lớn lên sống trên đất Bắc rồi từ năm 1990 chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Trà Giang vẫn giành cho quê hương Quảng Ngãi những tình cảm sâu nặng, thủy chung. Mỗi lần có dịp về quê chị lại tranh thủ đi thăm đây đó, hàn huyên tâm sự với họ hàng, bạn bè, người thân. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hàng ngày chị vẫn theo dõi tin tức quê nhà; vui mừng với những thành tựu xây dựng quê hương, chia sẻ cùng bà con những lúc thiên tai, hoạn nạn. Bộ phim tài liệu nghệ thuật “Quảng Ngãi trong tôi” (do nhà thơ Thanh Thảo viết kịch bản và lời bình) mà Trà Giang giữ vai người dẫn truyện đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người Quảng Ngãi đang sinh sống khắp mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài, thể hiện tình cảm chân thành của một người con nặng lòng với mảnh đất sinh thành, dù sống tha hương nhưng vẫn đau đáu hướng về miền quê sông Trà, núi Ấn.

Tác giả bài viết: Lê Hồng Khánh

Nguồn tin: KHOA HỌC THỜI ĐẠI ONLINE:

1716-CV/TU

Công văn về việc chỉ đạo thực hiện việc sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc, biểu tượng Búa – Liềm, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam và thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ

Lượt xem:30 | lượt tải:8

236/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:259 | lượt tải:37

26/HNV

Công văn 26/HNV của Hội Nhà văn

Lượt xem:953 | lượt tải:335

30-CT/TU

Chỉ thị 30-CT/TU của Tỉnh ủy

Lượt xem:1119 | lượt tải:350

2889/QĐ-UBND

Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022

Lượt xem:1183 | lượt tải:574
mailc
bdaontm
vgpenguinssv 1D7A6F5BECGHZ