Hội Văn học Nghệ thuật Bình Phước

https://vannghebinhphuoc.org.vn


CHÀNG THANH NIÊN DÁM NGHĨ DÁM LÀM

Nguyễn Thị Nhị

Tuổi thơ ai cũng có những ước mơ, ước mơ ấy hẳn rất cao đẹp dự định cho mình một tương lai tươi sáng. Nhưng trong số tuổi thơ ấy lại có những con người với mơ ước rất giản đơn, luôn ấp ủ hoài bảo của mình: Anh Nguyễn Hàn Phong là một con người như thế. Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, mẹ tần tảo nuôi bốn anh em khôn lớn tại ấp Hưng Lập A, xã Tân Hưng huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

Anh Nguyễn Hàn Phong tại Trang trại rắn của mình.

Những năm còn học phổ thông anh thường mơ ước lớn lên sẽ làm nghề nuôi rắn. Hàng ngày đi trên đường hễ thấy rắn là anh đuổi theo bắt cho kỳ được kể cả những con rắn cực độc anh cũng không loại trừ. Bắt được là đem về bỏ vào lồng nuôi, mẹ anh thấy vậy hốt hoảng la mắng vì rất nguy hiểm.

Với cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới nhưng trong anh luôn có sự hoài niệm kỳ lạ, dù cho mẹ la mắng hàng ngày anh vẫn theo đuổi ý tưởng của mình. Anh kể cho chúng tôi nghe một thời tuổi thơ của mình.

Lớn lên tốt nghiệp phổ thông trung học, anh tiếp tục theo học trung cấp kỹ thuật cây trồng nhưng trong tâm niệm luôn ấp ủ ước mơ đã chọn.

Khi ra trường về địa phương công tác anh luôn gần gũi bà con trao đổi những kinh nghiệm đã học được ở trường giúp cho bà con trồng chăm sóc cây đúng quy trình kỹ thuật năng suất cao, như: Tiêu, Điều, Cà phê… Công việc là thế nhưng vẫn đau đáu trong lòng sự đam mê luôn thúc dục anh kể cả trong giấc ngủ.

Nghỉ là làm, một hôm anh đem chuyện bàn với mẹ về ý tưởng của mình mong mẹ chấp thuận và hổ trợ vốn, được mẹ đồng ý đó là thuận lợi “vạn sự khởi đầu nan”, anh bắt đầu cầm sổ đỏ vay vốn ngân hàng 120 triệu, rồi về tự mày mò làm chuồng mua con giống. Bước đầu gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm nên bị thất bại. Sang năm thứ hai, thứ ba khó khăn lại chồng chất thêm khó khăn, tiền nợ ngân hàng vẫn còn đó, tất cả lại trở về điểm xuất phát. Lúc bấy giờ anh lại nhờ mẹ chạy vay mượn bà con thân thích và cô bác lối xóm được 200 triệu tiếp tục cuộc rượt đuổi ước mơ của mình, nhiều đêm trằn trọc không ngủ được lớp thì vốn làm ăn, lớp thì lãi ngân hàng anh vẫn kiên trì tìm mọi cách cải tạo lại đàn rắn, mạnh dạn mở thêm chuồng trại, đi các nơi chọn giống về tự mày mò chăm sóc, cải thiện nhiều biện pháp khác nhau nhưng kết quả lại tiếp tục thất bại, sự thất bại lần này làm cho anh chao đảo tư tưởng, vốn liếng đã hết nợ nần chồng chất lúc đó  đứng ngồi không yên, nhưng rồi với nghị lực và lòng kiên nhẫn ấy lại vụt trỗi dậy, nhất định không chịu khuất phục, lần này anh mua sách về tự tham khảo và đúc kết kinh nghiệm trong ba năm qua tiếp tục trên con đường mà mình đã chọn.

Năm thứ tư khăn gói lên đường tìm đến những nơi nuôi rắn, hễ có người mách bảo nơi nào có trang trại rắn là anh lặn lội mò mẫm tìm tới với mong muốn học hỏi kỹ thuật như Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang cứ như thế đi rồi lại về, về rồi lại đi, nắm bắt quy trình kỹ thuật. Cách nuôi, cách cho ăn, cách chăm sóc, vệ sinh độ ẩm chuồng trại, lần này trở về trông anh hý hửng khuôn mặt tươi rói miệng luôn huýt sáo có khi còn cất tiếng hát vang, có vẻ như đã nắm bắt được điều gì đó rất thú vị. Anh tiếp tục kể biết bao khó khăn trở ngại.

Thấy con trai đam mê với nghề bà khuyên anh nên tính lại cho kỷ vì nghề này khó lắm không dể làm giàu đâu con ạ! Nhưng anh vẫn kiên quyết với bản lĩnh của mình, tiếp tục duy trì và cải tạo lại chuồng trại thay đổi cách chăm sóc, thấy con trai quyết tâm cao bà lại cất thân đi mượn tiền thêm 300 triệu đem về cho con, với sự quyết tâm của anh cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng năm thứ tư đã thành công, anh rất vui vì đã thắng lợi, nhưng vẫn còn đó nỗi lo đầu ra, một số khách hàng quen họ ép giá, những nơi khác họ chưa biết vậy là một lần nữa đem rắn đi chào hàng trong tỉnh các tỉnh lân cận và cả Bà Rịa Vũng Tàu, những chuyến đi có khi từ năm đến mười ngày.

Cứ như thế trại rắn phát triển theo cấp số nhân. Qua năm thứ năm, thứ sáu trại rắn bắt đầu nổi tiếng. Phòng kiểm lâm thị xã Bình Long, kiểm lâm tỉnh Bình Phước thường xuyên đến kiểm dịch mỗi tháng hai lần vì đây là động vật hoang dã.

Mỗi khi anh làm ăn được anh lại nghĩ tới người khác đó là cái tâm luôn hướng về việc thiện, anh lại có ý tưởng muốn chia sẻ cùng với bà con cũng làm ăn như mình cũng phát triển kinh tế. Nói là làm anh đích thân đi đến từng hộ gia đình các xã trên địa bàn huyện động viên khuyến khích bà con mở trang trại chăn nuôi rắn vì loại động vật này nó ăn ít lợi nhuận cao, đến thời điểm này đã có sáu trang trại rắn trên địa bàn huyện. Có những hộ khó khăn vốn, anh sẵn sàng chu cấp con giống miễn phí, tạo điều kiện cho bà con làm ăn.

Từ đó khách hàng gần xa tìm đến anh có khi không đủ lượng rắn thịt để chu cấp.

Rắn bố mẹ sinh sản một năm hai lứa, mỗi lứa 20 trứng, ủ trứng bằng cách vùi vào cát, anh xây bể lợp tôn chứa cát nhiệt độ độ ẩm 30c vừa đủ thuận lợi cho trứng tạo phôi thời gian trứng nở là 2,5 tháng.

Anh chu cấp con giống mỗi năm 5000 con X 100 nghìn đồng = 500 triệu

Rắn thịt mỗi năm 800 kg X 500 nghìn = 400 triệu, tổng thu mỗi năm 900 triệu chi phí cho rắn ăn mỗi năm khoảng 200 triệu như vậy lãi suất rất cao so với tổng thu nhập, chi phí tiền thức ăn không đáng kể. thức ăn của chúng chủ yếu cóc, nhái, gà con. Thời gian cho ăn cứ 4 ngày/ lần.

Năm nay anh mở rộng chuồng trại thêm 1000 chuồng cứ theo đà này chẳng mấy chốc anh sẽ trở thành tỷ phú rắn.

Năm nay lãnh đạo huyện cho anh đi học trung cấp thú y tại tỉnh Bình Phước, anh tự học thêm thuốc chữa rắn độc cắn và cách sơ cứu bệnh nhân.

Cả nhà anh là người bạn thân của rắn, cháu Ngọc Phùng 8 tuổi con gái anh dẫn chúng tôi ra chuồng rắn thò tay vào bắt ra một con dơ cao khoe với chúng tôi cháu không sợ rắn.

Năm nay anh mở quán ăn tại trung tâm thị xã Bình Long diện tích 500 m2 ý tưởng của anh là để phục vụ khách hàng những món ăn đặc sản về rắn, anh dự định trong tháng 11/ 2018 khai trương.

Khi nghe chúng tôi hỏi… mấy năm liên tiếp làm ăn thất bại có khi nào anh nghỉ đến chuyện bỏ nghề vì chán nản không? Anh cười hiền tâm sự! Có chứ bao nhiêu vốn liếng đã hết nợ ngân hàng nợ bà con còn đó hơn 600 triệu, lãi suất phải đóng hàng tháng lúc đó em như ngồi trên lửa, cứ nghĩ cứ đặt câu hỏi? nếu như… Mình cứ theo duổi kiểu này không biết rồi sẻ ra sao?, có những lúc quá mệt mỏi, một phần mẹ cằn nhằn nên dẹp đi vì nuôi rắn không dễ như mình nghĩ, đã có lúc em nghĩ đến chuyện buông tay, nhưng rồi sự đam mê ấy lại nổi dậy trong tiềm thức của mình. Với lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm cao độ không cho phép mình gục ngã trước bất cứ khó khăn nào, với ý chí đó ngày đêm thôi thúc em đấu tranh tư tưởng quyết liệt và em quyết định đi tiếp trên con đường mà mình đã chọn.

Thành quả ngày hôm nay rất xứng đáng với lòng quyết tâm của một chàng trai mới ngoài 30 tuổi, bà con nơi đây thường gọi anh với cái tên rất nể “Vua Rắn”.

Vừa qua Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản tặng giấy khen cho anh “tuổi trẻ tài năng kinh doanh chăn nuôi giỏi cấp huyện”./.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây